Điều gì khiến cho ngày sinh nhật trở nên hoàn hảo?

Điều gì khiến cho ngày sinh nhật trở nên hoàn hảo?
HHT - Khi được làm bằng tình yêu thương, thì những điều giản dị nhất cũng trở nên hoàn hảo.

Năm đó, Bud không trông chờ quà sinh nhật. Kinh tế đang khó khăn và cậu đang sống ở khu ký túc xá cách nhà hàng ngàn dặm. Cậu biết rằng gia đình không có tiền để mua quà. Từng đồng đều rất quý giá và đều cần cho từng bữa ăn của cả nhà.

Nhưng dù chật vật thì họ vẫn sống được – Bud ở phía Đông, đang học đại học còn bố mẹ và các em ở phía Tây. Như vậy đã đủ là một món quà lớn trong thời điểm khó khăn này rồi. Cậu rất biết ơn vì được nghỉ một ngày ở chỗ làm thêm và cậu mong đến bữa tối nóng hổi mà bà Rossi đã hứa sẽ chuẩn bị cho cậu.

Khi kinh tế khó khăn, thì việc được đi học đã là điều may mắn rồi, chứ nói gì đến quà sinh nhật.

Rossi là người phụ nữ tốt bụng sống ngay cạnh ký túc xá và thỉnh thoảng, bà nhờ Bud một số việc vặt như kiểu cắt cỏ, sửa điện… Bud không bao giờ lấy tiền công. Bù lại, vào những dịp lễ tết, khi Bud không có điều kiện về nhà thì bà Rossi sẽ mời cậu sang nhà dùng bữa.

Mùi thức ăn ngon tuyệt từ căn bếp của bà Rossi khiến Bud cảm thấy đói ngay từ khi đến gần cổng. Bà Rossi nấu ăn không giỏi bằng mẹ của Bud, nhưng bà rất sáng tạo và nấu rất nhiều món ăn Ý.

Hôm nay thì có một điều Bud chắc chắn: đó là bữa ăn sẽ có bánh mì tự làm. Cậu có thể nhận ra mùi này từ cách xa cả dặm. Có thể coi Bud là "chuyên gia" trong việc ngửi mùi các loại bánh mì. Bố cậu làm nghề xay bột mì và xưởng xay bột chỉ cách nhà vài trăm mét. Mẹ cậu dùng bột từ xưởng của bố và nướng bánh mì hàng ngày, trừ Chủ Nhật. Nên Bud chỉ cần ngửi mùi là biết khi nào bánh mì đã nướng xong.

Và bánh mì của bà Rossi hôm nay đã nướng xong. Hoàn hảo.

Dù bà Rossi có chuẩn bị món ngon gì cho bữa tối, thì Bud cũng muốn thử nếm bánh mì nhất. Nên ngay khi tất cả mọi người ngồi vào bàn ăn, Bud định cầm ngay một lát bánh mì cắt sẵn trên cái đĩa to.

- Không, Bud – Bà Rossi nói rất nghiêm túc – Món bánh mì này không phải của cháu.

Bud nhìn bà Rossi và không khỏi lúng túng. Bà Rossi cười rất tươi và đưa ra một chiếc đĩa khác, trên đó có một… cái bánh mì tròn rất to, màu nâu. Nhưng nó to hơn hẳn ổ bánh mì bình thường.

- Đây mới là bánh mì của cháu – Bà Rossi mỉm cười nói.

Một ổ bánh mỳ tròn lạ lùng có thể lại là một món quà bất ngờ.

Bud nhìn cái bánh mì một cách nghi ngờ. Trông nó không có gì nguy hiểm cả - không giống như những trò đùa mà bà Rossi thường làm vào dịp Halloween.

Bud nhận lấy chiếc đĩa và thận trọng nhìn kỹ lần nữa. Rồi ngửi chiếc bánh mì cỡ bự. Nó vô cùng thơm – và mùi thơm rất quen thuộc. Cậu xé một miếng bánh và ăn thử. Vị bánh mì không lẫn vào đâu được. Một cảm giác đầy yêu thương dường như đưa cậu về nhà mình, cách đó 3.300 dặm.

- Bác lấy cái bánh này ở đâu vậy? – Bud ngẩn người hỏi.

- Từ mẹ cháu đấy! – Bà Rossi đáp.

- Mẹ cháu gửi cái bánh mì này? – Bud không khỏi ngạc nhiên – Nhưng bánh rất ấm. Và rõ ràng là bánh mới ạ.

Rossi lắc đầu:

- Mẹ cháu gửi cho bác công thức và một hộp bột mì. Bác không có cái khuôn nào vừa với chỗ bột đó, nên bác cố hết sức để dùng hết chỗ bột mà làm thành cái bánh này.

- Nhưng… làm sao… - Bud cảm thấy không thể nói thành lời.

- Mẹ cháu muốn cháu vẫn có cảm giác yêu thương của gia đình vào dịp sinh nhật – Bà Rossi giải thích, và vòng tay ôm lấy vai Bud – Chúc mừng sinh nhật.

Chiếc bánh mỳ được làm với tình yêu thương là sẽ là món ăn ngon nhất.

Bỗng nhiên, cái bánh mì tròn xoe đó trở thành ổ bánh mì đẹp nhất mà Bud từng nhìn thấy. Cậu không nỡ ăn nó. Cậu cẩn thận gói nó lại để đem về phòng ký túc xá. Và khi bà Rossi tiếp tục xúc những món ăn Ý khác vào đĩa cho Bud, Bud bỗng cảm thấy đây là một trong những ngày sinh nhật giàu có nhất của mình.

Đó là một ngày được làm cho hoàn hảo bởi một hộp bột mì, cùng rất nhiều yêu thương từ hai người phụ nữ.

Theo INTERNET
MỚI - NÓNG
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
HHT - Có một điều thú vị ở nhà văn Nguyễn Huy Tưởng mà những người yêu viết láchcó thể học hỏi, chính là việc ông rất chăm viết nhật ký. Bằng việc suy tư và chăm ghi chép lại những điều diễn ra xung quanh mình, Nguyễn Huy Tưởng dần tìm ra những quan niệm về nhân sinh, để đưa vào các tác phẩm do ông sáng tác. 

Có thể bạn quan tâm

Reply Y2K: Trái tim bí mật của cô bạn Bánh Cam "keo kiệt" của tuổi thơ tôi

Reply Y2K: Trái tim bí mật của cô bạn Bánh Cam "keo kiệt" của tuổi thơ tôi

HHT - Ba Bánh Cam mất sớm, má nó làm các loại bánh bột chiên, bỏ mối cho những người bán dạo. Có lần, Bánh Cam xách theo bọc bánh, mời bạn bè trong lớp. Mọi người xúm vô ăn. Mấy chục bánh nóng hổi hết sạch. Tới lúc đó, Bánh Cam mới dõng dạc: “Mỗi cái bánh 500 đồng. Trả tiền cho tui nha!”. Tụi bạn chưng hửng ngó nhau.
Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Đậu Ván vẫn ít nói, vẫn đeo kính và có lẽ vẫn mơ làm bác sĩ. Tớ nghĩ chẳng nghề nào hợp với cậu ấy hơn thế. Bởi những người có tính thương yêu thực sự, chẳng cần phô diễn ồn ào, luôn sẵn lòng cứu giúp những vật nhỏ nhất như Đậu Ván sẽ làm được rất nhiều điều tốt lành cho cuộc sống này.