Gen Z cần chuẩn bị gì trước sự bùng nổ của các mô hình AI trong giáo dục?

0:00 / 0:00
0:00
Trong buổi giao lưu với sinh viên tại TP.HCM, Tiến sĩ Jeff Dean - Phó chủ tịch kiêm nhà khoa học đứng đầu Google DeepMind & Google Research đã chia sẻ về quá trình phát triển các mô hình AI cũng như những ứng dụng của máy học vào cuộc sống.

Trong buổi buổi giao lưu với các bạn sinh viên và những người đam mê trí tuệ nhân tạo (AI), Tiến sĩ Jeff Dean chia sẻ những thành tựu mới nhất của Google DeepMind trong lĩnh vực AI tạo sinh (Generative AI) đặc biệt là với mô hình Gemini 1.5 Pro, một "siêu AI" có khả năng xử lý lượng dữ liệu khổng lồ và tạo ra nội dung đa phương tiện chất lượng cao.

AI giờ đây đã hỗ trợ con người giải quyết các vấn đề cấp bách như dự đoán nguy cơ cháy rừng, giám sát sức khỏe của đàn gia súc và hỗ trợ chẩn đoán bệnh ung thư.

Gen Z cần chuẩn bị gì trước sự bùng nổ của các mô hình AI trong giáo dục? ảnh 1

Ông Jeff Dean chia sẻ về những thành tựu và ứng dụng của AI tại Google.

Bên cạnh đó, năng lực khác của AI được nhấn mạnh là khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên, cho phép AI sản xuất văn bản mạch lạc và phù hợp. Những tiến bộ này có nhiều ứng dụng thực tiễn, từ hỗ trợ người dùng tự động đến dịch ngôn ngữ theo thời gian thực.

Mô hình Gemini đã có thể dịch Kalamang - một ngôn ngữ chỉ có 130 người sử dụng tại Indonesia, với chất lượng tương đương một người địa phương được đào tạo từ cùng tài liệu. AI tạo sinh được kì vọng sẽ sở hữu khả năng tiếp cận kho văn hoá, ngôn ngữ hiếm, đóng vai trò bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, là chìa khóa cho các nhà nghiên cứu.

Đặt trong bối cảnh Việt Nam, khi nhận được câu hỏi về khả năng ứng dụng của AI trong việc dịch các hệ thống ngôn ngữ khác, ví dụ như chữ Nôm của người Việt, Tiến sĩ Jeff Dean hoàn toàn hoan nghênh ý tưởng này và mong chờ được xem những công trình nghiên cứu với sự giúp sức của AI.

Gen Z cần chuẩn bị gì trước sự bùng nổ của các mô hình AI trong giáo dục? ảnh 2

AI có nhiều tiềm năng để giúp sức các công trình nghiên cứu về Việt Nam.

Những thành tựu công nghệ và ứng dụng sâu rộng, đa lĩnh vực của AI cũng đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho học sinh, sinh viên thế hệ mới. Bạn Bùi Ngọc Linh (ngành Khoa học máy tính) chia sẻ: "Sự phát triển của AI đã cho mình tiếp cận với nhiều cơ hội, phương pháp nghiên cứu mới, giúp tăng hiệu quả lập trình và giảm thời gian làm việc. Tuy nhiên, sự phát triển và khai thác AI hiện nay cũng đặt ra cho con người những câu hỏi lớn về quyền sở hữu trí tuệ, bất bình đẳng xã hội, về bảo mật thông tin, và tiêu thụ điện. Mình nghĩ quan trọng nhất là học cách tận dụng, nhưng không lạm dụng những công cụ mới này. Học sinh, sinh viên vẫn cần học được cách tư duy độc lập, tân dụng, chứ không lạm dụng các công cụ mới này."

Phát triển AI tạo ra những cơ hội mới, nhưng đòi hỏi những trách nhiệm lớn lao cũng là thông điệp được Tiến sĩ Jeff Dean chia sẻ tại buổi giao lưu. Ông đề cập đến 7 nguyên tắc đạo đức mà Google tuân thủ trong quá trình nghiên cứu và phát triển AI, bao gồm cả tính công bằng, an toàn, và trách nhiệm với xã hội.

Kết thúc buổi trò chuyện, Google công bố tài trợ 1,5 triệu USD (khoảng 37,5 tỷ VNĐ) để thúc đẩy nghiên cứu và giáo dục AI tại Việt Nam. Khoản tài trợ từ Google sẽ giúp thúc đẩy nghiên cứu AI bằng cách hỗ trợ các giảng viên với các chương trình nghiên cứu có triển vọng, tối đa hóa các cơ hội nghiên cứu cho sinh viên thông qua học bổng, đồng thời thúc đẩy và làm việc cùng hệ sinh thái AI rộng lớn giữa các trường đại học ở Việt Nam.

Gen Z cần chuẩn bị gì trước sự bùng nổ của các mô hình AI trong giáo dục? ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm