Gen Z chọn đi "cày" không nghỉ lễ: "Việc nhẹ lương cao" hay còn lý do nào khác?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Kỳ nghỉ lễ dài ngày là cơ hội vàng để Gen Z nghỉ ngơi, thư giãn sau những chuỗi ngày học tập và lao động mệt mỏi. Tuy nhiên, không ít bạn chấp nhận đánh đổi khoảng thời gian này để tiếp tục làm việc, kiếm tiền gấp hai, gấp ba ngày thường.

Không phải về quê hay du lịch, đi làm mới là “chân ái”!

Chia sẻ với Hoa Học Trò Online, bạn Quỳnh Như (21 tuổi, Bình Dương) hiện đang làm công việc tư vấn và chăm sóc khách hàng tại một studio chụp ảnh cưới ở TP.HCM. Do tính chất công việc, có những ngày nghỉ nhưng cô bạn vẫn phải trực page để trả lời tư vấn cho khách hàng. Tuy nhiên, chế độ đãi ngộ tốt là nguyên nhân chính khiến cô bạn hi sinh thời gian rảnh để đi làm dịp nghỉ lễ.

Gen Z chọn đi "cày" không nghỉ lễ: "Việc nhẹ lương cao" hay còn lý do nào khác? ảnh 1

Quỳnh Như thừa nhận đi làm thêm dịp lễ một phần là vì đãi ngộ tốt. Ảnh: NVCC

“Làm việc vào ngày nghỉ và các dịp lễ sẽ được hưởng chế độ lương khác. Cùng một khối lượng công việc nhưng lại được nhận lương gấp 3 - 4 lần ngày thường thì mình cảm thấy khá hời. Mình có thể tận dụng ngày lễ để kiếm thêm thu nhập, dù sao đi làm cũng đỡ hơn là ở nhà ngủ”, Quỳnh Như chia sẻ.

Bạn Chí Nguyệt Phụng (20 tuổi, TP.HCM) cho biết: “Quê mình ở xa nên mỗi lần di chuyển rất mất thời gian mà về cũng chẳng được bao nhiêu ngày. Ngoài ra tiền vé máy bay vào dịp lễ cũng tăng cao, lương làm thêm của sinh viên cũng không nhiều nên lễ năm nay mình dự định sẽ tận dụng các ngày nghỉ để đi làm kiếm thêm tiền, chờ tới Tết về một thể”.

Gen Z chọn đi "cày" không nghỉ lễ: "Việc nhẹ lương cao" hay còn lý do nào khác? ảnh 2

Nguyệt Phụng tranh thủ kiếm thêm tiền để dành về quê ăn Tết. Ảnh: NVCC

Cô bạn tâm sự bản thân không thích những nơi đông người, đi du lịch dịp lễ lại khá đông đúc và giá cả lại cao hơn nhiều lần so với bình thường nên rất hiếm khi có kế hoạch du lịch vào những ngày cao điểm.

Khó tránh cảm giác tủi thân dù nhận lương “hời”

Nguyễn Minh Khôi (24 tuổi, TP.HCM) hiện đang là nhân viên phục vụ chia sẻ: "Vì tính chất công việc nên đây không phải là lần đầu tiên mình đi làm thêm dịp lễ. Dù việc nhẹ, lương cao nhưng nhìn mọi người đi chơi vẫn không tránh khỏi cảm giác tủi thân và nhớ nhà."

Gen Z chọn đi "cày" không nghỉ lễ: "Việc nhẹ lương cao" hay còn lý do nào khác? ảnh 3

Minh Khôi sẽ không về quê dịp lễ mà dành thời gian kiếm tiền. Ảnh: NVCC

Minh Khôi cho biết ngoài buổi sáng đi làm, buổi tối vẫn sẽ dành thời gian để nghỉ ngơi hoặc đi chơi ở TP.HCM. Vì thường dịp lễ đường phố vắng vẻ, không lo sợ kẹt xe, đi dạo ngắm nhìn xung quanh thành phố cũng là một ý tưởng hay.

Minh Nguyệt (20 tuổi, Hà Nội), đang làm nhân viên ở Lotteria cơ sở Aeon Mall Hà Đông, chia sẻ: “Đi làm vào dịp lễ, mình sẽ phải làm việc với cường độ cao hơn do khách đến cửa hàng cực đông. Bù lại, mình được nhận lương gấp 2 hoặc 3 lần những ngày bình thường. Chính vì thế, mình xem đây như là khoảng thời gian “vàng” để có thể tích thêm thu nhập để chi trả các khoản cần thiết”.

Chấp nhận “hy sinh ngày nghỉ” để đi làm nhưng Minh Nguyệt vẫn cảm thấy chán nản nản và buồn khi nhìn mọi người đưa nhau đi du lịch hay đi mua sắm. “Dù tủi thân nhưng mình luôn phải tự động viên bản thân. Bên cạnh đó, có các anh, chị nhân viên làm trong quán tâm sự và đồng hành cùng nên mình cũng dần quen với trải nghiệm này”.

Tương tự, Hồng Nhung (20 tuổi, Hà Nội) cũng lựa chọn làm thêm trong kỳ nghỉ lễ. Hiện tại, cô bạn đang làm công việc trực page (part-time) ở một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất.

Gen Z chọn đi "cày" không nghỉ lễ: "Việc nhẹ lương cao" hay còn lý do nào khác? ảnh 4

Hồng Nhung tin rằng sự “đánh đổi” này là xứng đáng. Ảnh: NVCC

“Mình có chạnh lòng một chút khi vẫn phải đi làm trong dịp lễ này. Tuy nhiên, cũng khối lượng công việc đó nhưng mình lại nhận được tận 2 lần lương so với ngày thường nên mình tự nhủ bản thân phải cố gắng làm rồi sẽ đi chơi “bù” sau khi kỳ nghỉ lễ kết thúc”, Hồng Nhung tâm sự.

Gen Z chọn đi "cày" không nghỉ lễ: "Việc nhẹ lương cao" hay còn lý do nào khác? ảnh 8
MỚI - NÓNG
Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?
Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?
HHT - Trong khi bão số 3 (bão Yagi) đang đi sâu vào đất liền, trên các mạng xã hội, có một số người khuyên rằng khi có bão, nên mở hé cửa sổ hoặc để một cửa nào đó mở nhằm giảm áp suất không khí trong nhà, giúp giảm nguy cơ bị tốc mái, vỡ cửa sổ và các kiểu hư hại khác. Đây có phải là việc nên làm trong cơn bão không?

Có thể bạn quan tâm