Gen Z - khi chuẩn mực không định nghĩa xã hội
Tại Việt Nam, tính đến năm 2025, thế hệ Z (1997 - 2015) dự đoán chiếm khoảng 25% lực lượng lao động quốc gia tương đương khoảng 15 triệu người tiêu dùng tiềm năng (Theo báo cáo Neilsen). Cũng đồng nghĩa với một con số khổng lồ những người sinh ra và lớn lên trong giai đoạn bùng nổ của mạng xã hội.
Tuy nhiên, Gen Z không phải là thế hệ lệ thuộc vào “digital”. Họ khác biệt với tư duy độc lập. Họ mạnh mẽ đứng lên thể hiện quan điểm và cá tính. Nếu muốn giải mã Gen Z, bạn phải bắt được tần số và hệ ngôn ngữ với 3 loại đặc biệt sau:
1. Ngôn ngữ mạng xã hội
Quá trình chuyển tiếp từ Millennials (1981 - 1996) đến thế hệ Z (1997 - 2015) như bước qua tấm màn mỏng của những con số nhưng lại là bước tiếp dài mang tên “khoảng cách thế hệ”, đặc biệt rõ nét ở ngôn ngữ mạng. Không có quy tắc nào được trên “ván cờ” mạng xã hội vì gen Z đã định sẵn là người chiến thắng.
Họ không còn là thế hệ đi đầu xu hướng mà đã trở thành người tạo ra xu hướng (trendsetter). Các dòng trạng thái sai chính tả kỳ lạ như ngôn ngữ ngoài hành tinh “Lmao, dảk, bủh” nhưng lại thu hút hàng trăm nghìn lượt chia sẻ và hàng triệu lượt tương tác. Kết luận cho thấy, đừng cố tìm kiếm chuẩn mực ngôn ngữ trong thế giới của gen Z. Hãy sống thanh thản để cuộc sống bớt “chằm Zn” (Chằm kẽm - Trầm cảm)!
2. Ngôn ngữ truyền thông
Gen Z dành 1/3 thời gian sống trong thế giới mạng xã hội với tương tác đôi khi ảo nhưng tựu chung đều hướng đến cuộc sống thật với giá trị thật. Vì vậy, trong lĩnh vực truyền thông, họ đặt riêng cho mình một hệ quy chiếu. Từ những kênh truyền thống như báo chí, TV đến KOLs, hot page đều phải đảm bảo một thông điệp chung hướng đến giá trị xã hội phù hợp với triết lý sống mà họ theo đuổi.
Đặc biệt, nếu bạn cho rằng đây là một thế hệ chỉ biết phá cách và độc lạ thì bạn đã lầm. Gen Z Việt Nam vẫn mang trong mình tâm hồn hướng đến văn hóa, lịch sử và giá trị ngàn năm xưa cũ. Có thể chúng vô tình tạo ra những xung đột khi đòi hỏi sự cân bằng giữa cũ và mới, truyền thống và hội nhập. Nhưng đó cũng là cách Gen Z khẳng định tiếng nói thế hệ.
3. Ngôn ngữ “thế giới phẳng”
“Thế giới phẳng” hướng đến sự giao thoa của mười nhân tố kinh tế, khoa học, xã hội, chính trị... lớn của vũ trụ để tạo nên một thế kỷ siêu gắn kết và bình đẳng. Sống trong thời đại ấy, Gen Z tìm thấy cho mình nguồn động lực mạnh mẽ thúc đẩy việc trau dồi ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh. Họ tìm đến tiếng Anh vì họ biết đó là thứ họ cần. Học tiếng Anh là học vì mình, học cho mình.
Nhưng gen Z cũng đồng thời gặp phải rào cản về mặt giao tiếp trên con đường học ngoại ngữ. Quá trình xử lý não bộ cần thời gian để phiên dịch, suy nghĩ trước khi truyền tín hiệu phản hồi. Trong khi đó, thời gian là yêu cầu quan trọng trong giao tiếp. Những khoảng trống vô hình này về lâu dài tạo ra sự thiếu tự tin và “sợ hãi” như đang đối mặt với “người ngoài hành tinh”.
Có hàng trăm người đã bỏ lỡ vị trí trong mơ tại công ty đa quốc gia vì phải phỏng vấn bằng “tiếng ngoài hành tinh”. Hay câu chuyện “tình yêu sét đánh” nhưng chỉ là “lướt ngang trời” vì đối phương nói ngôn ngữ “ngoài hành tinh”. Dù tiếng ngoài hành tinh ấy chỉ là tiếng Anh. Ngôn ngữ ấy xa lạ chỉ vì ta không hiểu.
Đừng để tiếng Anh cản ngăn bạn tiến bước! Đến ước mơ và đến với tình yêu đích thực.
English Hub - Tiếng Anh Tương Tác Cho Người Trẻ
Tặng ngay 200 đôi giày Biti's Hunter cho 200 học viên đầu tiên đăng ký khóa học từ 23/3 tại:
Cơ hội nhận ngay học bổng 11 triệu khi đăng ký trong tháng 3.
Trả góp lãi suất 0%
Liên hệ nhanh: (028) 7308 3333.