Giám đốc Spotify Đông Nam Á: "Việt Nam có nhiều tài năng âm nhạc giống Hàn Quốc"

Giám đốc Spotify Đông Nam Á: "Việt Nam có nhiều tài năng âm nhạc giống Hàn Quốc"
HHT - Là một trong những trang nhạc trực tuyến có nhiều “thâm niên” trên thị trường quốc tế, H2T đã có dịp ngồi lại cùng đại diện Spotify để nghiền ngẫm đôi dòng về tiềm năng của thị trường âm nhạc Việt Nam.

Ngày 4/4/2019 vừa qua, Spotify tổ chức sự kiện Beyond The Music tại thành phố Hồ Chí Minh, quy tụ hơn 200 nghệ sĩ và người làm nhạc tại Việt Nam, cùng nhau bàn về việc xậy dựng một hệ sinh thái âm nhạc lành mạnh và phát triển, đem tới lợi ích công bằng cho nghệ sĩ, khán giả và các bên liên quan.

Cũng trong sự kiện này, H2T đã có buổi phóng vấn độc quyền cùng ông Gautam Talwar – giám đốc điều hành Spotify Đông Nam Á, sở hữu hành trang 16 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực truyền thông – công nghệ quốc tế, cùng với ông Tan Chee Meng – trưởng phòng marketing mảng nghệ sĩ – thu âm của Spotify Đông Nam Á, người với hơn 25 kinh nghiệm trong ngành công nghiệp âm nhạc ở các khu vực Châu Á.

Ông Gautam Talwar (trái) và ông Tan Chee Meng (phải)

Nếu nói một cách công bằng, Spotify có nghĩ rằng thị trường âm nhạc Việt Nam là nơi có nhiều cơ hội.

Với tôi, Việt Nam là một thị trường âm nhạc còn non trẻ và có nhiều cơ hội cho tương lai của âm nhạc trực tuyến. Việt Nam ước tính có 35 triệu người sử dụng điện thoại thông minh nhưng chỉ có 5 triệu người dùng tạo lập tài khoản nghe nhạc trực tuyến. Tôi nghĩ đây chính là cơ hội tốt để bắt xây dựng cơ sở hạ tầng cho những phương tiện nghe nhạc, hệ sinh thái tốt cho những trang nhạc trực tuyến với những người dùng đều mong muốn được kết nối với nghệ sĩ, có trải nghiệm nghe văn minh. Tuy nhiên, chúng tôi không thể làm điều này một mình mà thiếu những cái bắt tay của các nghệ sĩ được.

Liệu có hay không việc một nghệ sĩ được Spotify phân chia lợi nhuận dựa trên danh tiếng của họ ở thị trường âm nhạc?

Trên thực tế, chúng tôi không mua bản quyền trực tiếp từ nghệ sĩ mà từ công ty phát hành. Theo đó, công ty phát hành sẽ làm việc trực tiếp về phân chia lợi nhuận với nghệ sĩ. Và cách làm này ở thị trường Việt Nam có một chút khác biệt so với thị trường quốc tế nhưng đây là bài toán để có sự thuận lợi cho các bên tham gia. Nhưng chúng tôi vẫn luôn ngồi lại với nghệ sĩ, nhà phát hành và cân nhắc những giải pháp tốt nhất với sự biến chuyển của thị trường.

Còn riêng về danh tiếng thì đó không phải là câu chuyện mà chúng tôi muốn nhắm đến. Chúng tôi muốn mang đến cơ hội âm nhạc công bằng. Riêng các nghệ sĩ mới hay nghệ sĩ Underground, chúng tôi cũng có chương trình tạm gọi là “Nhạc mới mở” để giúp nghệ sĩ mới có môi trường giới thiệu và phát triển âm nhạc của mình.

Giám đốc Spotify Đông Nam Á: "Việt Nam có nhiều tài năng âm nhạc giống Hàn Quốc" ảnh 2

Vì sao thời gian gần đây, Spotify lại có những ưu ái nhiều cho các nghệ sĩ Underground trên nền tảng của mình?

Cho phép chúng tôi quay trở lại khái niệm cốt lõi của trang nhạc trực tuyến của mình. Đó chính là chúng tôi muốn trở thành bước đệm vững vàng cho các nghệ sĩ phát triển âm nhạc của mình. Với những nghệ sĩ mà chúng tôi hợp tác từ Mainstream hay Underground thì điều duy nhất chúng tôi tin là âm nhạc là của tất cả mọi người, và dành cho tất cả mọi người. Chúng tôi chỉ là phương tiện để người nghe có cơ hội nghe được câu chuyện của nghệ sĩ mà thôi.

Thực tế, tôi nghĩ có nhiều nghệ sĩ Underground như Đen, Trang, Vũ. khi bước vào con đường âm nhạc cũng gặp khá nhiều khó khăn trong việc đưa nhạc của mình tiếp cận đến mọi người. Thế nên, chúng tôi muốn làm cầu nối để các nghệ sĩ an tâm phát triển âm nhạc của họ. Với chúng tôi, không phải bạn lên Spotify mới nghe được nhạc của Đen Vâu hay của Vũ. Thay vào đó, bạn hãy lên Spotify để nghe câu chuyện của nghệ sĩ bạn yêu thích.

Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận ra xu hướng nghe nhạc của các bạn trẻ hiện tại. Vì thế, chúng tôi muốn mang đến nhiều cơ hội hơn để các khán giả được chạm đến những bản nhạc mà ưa thích. Hơn nữa, chúng tôi muốn mang đến sự công bằng cho tất cả các nghệ sĩ để có thể kết nối với khán giả của họ, xây dựng cộng đồng người yêu thích ở khắp mọi nơi thông qua nền tảng của chúng tôi.

Sau khoảng thời gian 1 năm hoạt động ở thị trường Việt Nam, các chuyên gia có nhìn nhận thế nào tiềm năng phát triển âm nhạc của thị trường này?

Tôi thấy hiện trạng của thị trường âm nhạc Việt Nam rất giống hiện trạng âm nhạc của Hàn Quốc khoảng 15 năm trước. Đó là thời điểm mà công nghiệp âm nhạc của họ chưa có hạ tầng đủ tốt. Thế nhưng, sau 15 năm, mọi người đều thấy sức hút rất mạnh của âm nhạc Hàn Quốc. Và thực sự tôi tin và rất kì vọng vào những bước tiến của thị trường âm nhạc Việt Nam nếu được trang bị cơ sở hạ tầng nghe nhạc và hệ sinh thái âm nhạc đủ tốt. Bởi tôi thấy rất nhiều tài năng sáng tạo về âm nhạc ở đây. Điều quan trọng là những tài năng ấy có cơ hội và môi trường để giới thiệu âm nhạc của họ.

Giám đốc Spotify Đông Nam Á: "Việt Nam có nhiều tài năng âm nhạc giống Hàn Quốc" ảnh 3

Nhân tiện nói về thị trường âm nhạc trong khu vực, ở một thị trường nghe nhạc đặc thù như Việt Nam, Spotify có nghĩ mình đang phải gặp khó khăn với những đặc thù đó không?

Chúng tôi thẳng thắn nhìn nhận thị trường nghe nhạc trực tuyến ở Việt Nam vẫn còn non và lượng người dùng cũng chiếm khá nhỏ. Nhưng chúng tôi vẫn thấy được những tiềm năng tăng trưởng của thị trường nghe nhạc trả phí. Tuy nhiên, đặc thù nghe nhạc ở đây không biến Việt Nam thành một thị trường “được ăn cả ngã về không”, mà Việt Nam là thị trường nhiều cơ hội phát triển, nhiều tài năng âm nhạc như thị trường âm nhạc Hàn Quốc.

Tuy nhiên, chúng tôi hiểu rằng vẫn còn một số khó khăn trong việc người dùng chưa đánh giá đúng đắn về bản quyền sáng tác. Ngoài ra, khái niệm bản quyền cũng đã thay đổi ít nhiều so với trước đây. Nhưng sau tất cả, chúng tôi muốn nhấn mạnh nghệ sĩ – người nghe cần phải hiểu chúng ta giữ được quyền gì trong một bản quyền âm nhạc. Đồng thời, chúng ta phải tôn trọng giá trị sáng tạo của nghệ sĩ.

Một trải nghiệm theo nhiều người là rất hạn chế chính là hình thức thanh toán. Thực tế, trang nhạc trực tuyến địa phương thanh toán đa dạng hơn. Riêng Spotify chỉ hỗ trợ vài hình thức thôi. Vậy đây có phải là hạn chế cần khắc phục không?

Chúng tôi vẫn đang tìm hiểu và nghiên cứu những kênh thanh toán đa dạng để áp dụng cho thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, tôi không nghĩ đây sẽ là “rào cản” để mọi người tiếp cận Spotify. Hơn nữa, chúng ta không còn “mắc kẹt” với những phương thức giao dịch truyền thống mà mọi thứ đã dịch chuyển sang giao dịch kĩ thuật số nên chúng tôi nghĩ sẽ có nhiều giải pháp thuận lợi hơn.

Sau buổi nói chuyện dù ngắn ngủi nhưng đủ thẳng thắn để có thể nhìn vào thị trường Việt Nam, đại diện Spotify Đông Nam Á tràn đầy lạc quan tin rằng nếu được áp dụng đúng cách, có những biện pháp hữu hiệu về việc phát triển lứa nghệ sĩ cùng cách “kể chuyện” bằng âm nhạc hợp lý, Spotify hay nghệ sĩ Việt Nam đều có thể tin tưởng vào tương lai của thị trường âm nhạc có trả phí. Nhất là trong giai đoạn ý thức nghe nhạc của khán giả đại chúng đã có những bước chuyển mình nhất định, quan tâm rõ ràng hơn đến quyền lợi của người nghe và trách nhiệm của nghệ sĩ.

Theo đó, nếu có cộng đồng nghe nhạc với hệ sinh thái âm nhạc lành mạnh – nghĩa là nghe nhạc có trả phí và có trách nhiệm, Việt Nam hoàn toàn có thể tăng tốc để bám đuổi thị trường âm nhạc Hàn Quốc. Bởi trong quan điểm của các chuyên gia, Việt Nam có lứa nghệ sĩ tài năng, có những chất liệu hấp dẫn và khác biệt bên cạnh những yếu tố âm nhạc không thua kém bất kì ai.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Kim Sae Ron nói lời cuối vụ tung ảnh với Kim Soo Hyun, cựu phóng viên Hàn chỉ rõ ý đồ

Kim Sae Ron nói lời cuối vụ tung ảnh với Kim Soo Hyun, cựu phóng viên Hàn chỉ rõ ý đồ

HHT - Sau tuyên bố lấp lửng rằng "đang sắp xếp lại các quan điểm" chuẩn bị đưa ra tuyên bố chính thức thì hôm nay Kim Sae Ron cho biết cô sẽ không nói gì thêm. Trước đó, YouTuber/ cựu phóng viên giải trí nổi tiếng Lee Jin Ho cho biết hành động của nữ diễn viên khả năng là chỉ để "flex", khoe với netizen.