Hãy tìm đến tận “nguồn” của mỗi vấn đề, thì bạn mới giải quyết được trọn vẹn

Hãy tìm đến tận “nguồn” của mỗi vấn đề, thì bạn mới giải quyết được trọn vẹn
HHT - Mỗi vấn đề đều có một nguồn gốc sâu xa. Khi tìm được tận “nguồn”, chúng ta mới giải quyết được hoàn toàn, và mới trưởng thành lên qua trải nghiệm đó.

Có một chuyện cười kể rằng, bệnh nhân nọ đến gặp bác sĩ và than phiền:

- Thưa bác sĩ, không hiểu sao đêm nào tôi cũng nằm mơ thấy có một lũ quái vật trốn dưới gầm giường của tôi.

Bác sĩ suy nghĩ rồi đáp:

- Tôi có thể điều trị cho anh, nhưng sẽ rất tốn kém đấy.

Bệnh nhân lo lắng nói:

- Nếu tốn kém lắm thì tôi không đủ điều kiện đâu bác sĩ ạ, thôi để tôi về nghĩ xem sao đã.

Một thời gian sau, bác sĩ tình cờ gặp lại bệnh nhân nọ trên phố. Ông hỏi:

- Dạo này anh đã đỡ hơn chưa? Có tự tìm được cách nào cho mình không?

- Tôi ổn hơn nhiều rồi, thưa bác sĩ - Bệnh nhân tươi tỉnh đáp - Tôi chỉ cần cưa bốn cái chân giường đi là lũ quái vật hết chỗ trốn rồi ạ.

Hóa ra, bỏ mấy cái chân giường đi là giải pháp để… đuổi lũ quái vật dưới gầm giường.

Việc điều trị triệu chứng thay vì tìm nguyên nhân bệnh là không hiếm gặp trong ngành Y. Tuy nhiên, câu chuyện đùa này (giải quyết vấn đề tâm lý thay vì tìm ra căn nguyên bệnh) lại khiến chúng ta nghĩ rộng ra rằng, trong cuộc sống, có rất nhiều khi, chúng ta chỉ mải mê làm giảm một vài biểu hiện của hiện tượng gì đó mà không tìm hiểu cội nguồn sâu xa để giải quyết.

Ngày tôi còn nhỏ, gia đình tôi sống trong ngôi nhà nằm cạnh một nhánh sông ở một hẻm núi, tất nhiên cạnh đó là một ngọn núi lớn. Mỗi mùa xuân, tuyết tan đi và sau những trận mưa lớn, nhánh sông bé xíu này như phình to ra hết cỡ và "hành động" giống như một dòng sông lớn dữ dội chứ không phải là một nhánh nữa.

Tuy nhiên, vì vốn theo thói quen, ai cũng nghĩ nó chỉ là nhánh sông nhỏ hiền lành (như phần lớn thời gian trong năm), nên mọi người thường chủ quan và chỉ hay đi tiếp theo dòng chảy xem nước chảy đi đâu, sắp rút chưa. Cũng vì sự chủ quan đó mà có những năm, đã có người suýt chết đuối ở "nhánh sông nhỏ" đó.

Một hôm, bố dẫn tôi đi lần ngược lên nhánh sông nhỏ để xem nó bắt nguồn từ đâu. Đi rất lâu thì chúng tôi phát hiện ra một "cánh đồng tuyết" rộng mênh mông trên đỉnh núi. Từ đó, tuyết tan chảy và bắt đầu một hành trình dài xuống núi, "gia nhập" vào những dòng suối nhỏ để tạo thành dòng nước lớn hơn, và rồi thành nhánh sông gần nhà tôi.

Cả một vùng rất nhiều tuyết chính là lý do mà “nhánh sông nhỏ” trở nên lớn hơn.

Tôi chợt nhận ra rằng, trong nhiều tình huống, chúng ta thường đi sai hướng. Chúng ta lo lắng về các kết quả và bắt đầu "xử lý" những biểu hiện không ổn trước mắt, để rồi về sau, có khi lại tự hỏi tại sao một số chuyện cứ xảy ra lặp đi lặp lại. Trong khi việc chúng ta nên làm là đi ngược dòng, xem "ngọn nguồn" vấn đề bắt đầu từ đâu.

Tìm được tận gốc vấn đề để giải quyết, thì chúng ta sẽ tránh được những việc tương tự xảy ra lặp đi lặp lại.

Khi đổi hướng như vậy, chúng ta sẽ biết rằng cần giải quyết vấn đề tận gốc như thế nào và làm sao để những việc tương tự sẽ không xảy ra nữa.

Mọi vấn đề, giống như dòng nước, đều bắt đầu từ đâu đó và chảy dài rộng ra. Khi tìm được điểm khởi đầu này, nhận thức của chúng ta sẽ thay đổi và chúng ta tự khắc sẽ trưởng thành lên qua từng lần tìm cách giải quyết những "ngọn nguồn" như vậy.

Theo INTERNET
MỚI - NÓNG
“Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” tham quan Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại Mường Phăng
“Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” tham quan Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại Mường Phăng
Ngày 26/4, Đoàn đại biểu Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V - năm 2024 do đồng chí Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư làm trưởng đoàn đã tới thăm khu Di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, xã Mường Phăng, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Có thể bạn quan tâm

Reply Y2K: Trái tim bí mật của cô bạn Bánh Cam "keo kiệt" của tuổi thơ tôi

Reply Y2K: Trái tim bí mật của cô bạn Bánh Cam "keo kiệt" của tuổi thơ tôi

HHT - Ba Bánh Cam mất sớm, má nó làm các loại bánh bột chiên, bỏ mối cho những người bán dạo. Có lần, Bánh Cam xách theo bọc bánh, mời bạn bè trong lớp. Mọi người xúm vô ăn. Mấy chục bánh nóng hổi hết sạch. Tới lúc đó, Bánh Cam mới dõng dạc: “Mỗi cái bánh 500 đồng. Trả tiền cho tui nha!”. Tụi bạn chưng hửng ngó nhau.
Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Đậu Ván vẫn ít nói, vẫn đeo kính và có lẽ vẫn mơ làm bác sĩ. Tớ nghĩ chẳng nghề nào hợp với cậu ấy hơn thế. Bởi những người có tính thương yêu thực sự, chẳng cần phô diễn ồn ào, luôn sẵn lòng cứu giúp những vật nhỏ nhất như Đậu Ván sẽ làm được rất nhiều điều tốt lành cho cuộc sống này.