Hình ảnh “những người nhảy dù xuống Ukraine” được xem gần 27 triệu lượt: Sự thật là gì?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn video với chú thích là những người Nga nhảy dù xuống Ukraine. Đoạn video nhanh chóng được xem tới 26,8 triệu lượt, với hơn 2,1 triệu lượt thích và còn được chia sẻ liên tiếp. Nhiều cư dân mạng bất ngờ vì có người ghi lại được khoảnh khắc này. Nhưng hóa ra sự thật hoàn toàn khác.

Giữa sự căng thẳng Nga - Ukraine, trên mạng xuất hiện rất nhiều video, hình ảnh và câu chuyện thu hút sự chú ý của mọi người. Trong đó, có đoạn video được ghi là những người thuộc quân đội Nga nhảy dù xuống Ukraine trở thành một trong những video nổi bật nhất, chỉ trong một vài ngày mà được xem tới hơn hàng chục triệu lượt, đồng thời được chia sẻ trên khắp các nền tảng mạng xã hội.

Trong video đó là hình ảnh một số người lính dù với dù đã mở, còn một số người khác đang đợi để nhảy ra khỏi máy bay, thậm chí có cả góc quay của chính người nhảy dù.

Hình ảnh “những người nhảy dù xuống Ukraine” được xem gần 27 triệu lượt: Sự thật là gì? ảnh 1

Hình ảnh trong video được ghi là người của quân đội Nga nhảy dù xuống Ukraine. Ảnh: Twitter.

Cư dân mạng đa số là rất sốc, vì họ cảm thấy đây như là hình ảnh khởi đầu của xung đột vũ trang. Họ viết những bình luận như:

“Xem được video khi xung đột vũ trang Nga - Ukraine bắt đầu xảy ra khiến tôi cảm thấy rùng mình”.

“Đây đúng là một trong những thời khắc đáng sợ nhất được ghi lại và đăng lên mạng xã hội”.

“Tôi thấy rất buồn khi xem một video như thế này, vì nó là khởi đầu của rất nhiều đau thương”.

Tuy nhiên, cũng như hình ảnh chàng trai khoác cờ Ukraine và cô gái khoác cờ Nga ôm nhau - được gắn với tình hình hiện tại nhưng hóa ra lại là ảnh chụp sau một buổi biểu diễn ca nhạc vào năm 2019, video về “những người Nga nhảy dù xuống Ukraine” cũng là giả nốt.

Hình ảnh “những người nhảy dù xuống Ukraine” được xem gần 27 triệu lượt: Sự thật là gì? ảnh 2

Video này thực ra từng được đăng từ vài năm trước. (Ảnh chụp màn hình).

Bản thân video này thì là thật chứ không phải được dựng lên, nhưng nó là một video cũ, được quay từ năm 2015, dường như là trong một lần những người lính dù đang tập luyện, chứ không liên quan gì đến căng thẳng hiện tại ở Ukraine. Nó chỉ được “tái sử dụng” ở thời điểm đang diễn ra cuộc xung đột Nga - Ukraine và khiến nhiều người tin ngay mà thôi.

Ngoài ra, còn một số video khác về “tình hình ở Ukraine” nhưng cũng là giả, chẳng hạn như video một người vừa chạy băng qua một căn nhà tối, vừa la hét giữa tiếng nổ lớn, được xem hơn 6 triệu lượt trong chưa đầy một ngày, thực ra là video trong vụ nổ ở Lebanon năm 2020, theo trang Business Insider. Video này sau đó đã bị xóa.

Còn đây là video được ghi là máy bay của Nga bay tới Ukraine, nhưng thực ra là một màn trình diễn máy bay ở Moscow (Nga) năm 2020:

Nguồn: Gizmodo.

Một số trang tin như Business Insider, NBC… kêu gọi netizen ngừng tạo ra và chia sẻ thông tin sai lệch về cuộc xung đột vũ trang hiện tại ở Ukraine, vì với tốc độ lan truyền của các bài đăng trên mạng xã hội, thì không thể biết được là thông tin sai có thể gây ra những tác hại to lớn gì. Hơn nữa, trong bối cảnh nghiêm trọng như vậy thì việc đăng thông tin giả để câu view là rất đáng phê phán.

Người phát ngôn của TikTok thì cho biết, TikTok đang theo dõi chặt chẽ tình hình hiện tại và sẽ xóa những nội dung giả mạo hoặc có hại, kích động bạo lực, thậm chí xóa cả tài khoản của những người tạo ra nhiều nội dung kiểu này.

Hình ảnh “những người nhảy dù xuống Ukraine” được xem gần 27 triệu lượt: Sự thật là gì? ảnh 6
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG
Hành trình ‘Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông’ hội quân, dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ
Hành trình ‘Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông’ hội quân, dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ
HHT - Chiều 26/4, tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1 (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội T.Ư tổ chức Lễ hội quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông” và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hi sinh trên chiến trường Điện Biên năm xưa.
Con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện với thiếu nhi về Chiến thắng Điện Biên Phủ
Con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện với thiếu nhi về Chiến thắng Điện Biên Phủ
HHT - Tại khu Di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, 200 thiếu nhi tiêu biểu toàn quốc được nghe bác Võ Điện Biên - con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp chia sẻ những câu chuyện lịch sử, ý nghĩa, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Có thể bạn quan tâm

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?
Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái

Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái

Ngày 24/4, sau Lễ xuất quân Hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" năm 2024 tại Hà Nội, đoàn hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" tuyến số 2 do đồng chí Ngô Văn Cương - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn đã khởi hành tới các địa danh lịch sử gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

HHT - Hoa hậu H'Hen Niê vừa có chuyến công tác tại tỉnh Điện Biên, hưởng ứng "Tháng Nhân đạo năm 2024 cấp Quốc gia", đồng hành cùng Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam trong chuỗi hoạt động “Hành trình nhân đạo, trao nhận yêu thương” hướng đến trẻ em, phụ nữ, người dân gặp khó khăn tại Điện Biên.