Hy hữu vụ án kéo dài 10 năm chưa kết thúc chỉ vì không nắm tay vịn thang cuốn

Hy hữu vụ án kéo dài 10 năm chưa kết thúc chỉ vì không nắm tay vịn thang cuốn
HHT - Khi đi thang cuốn, bạn được khuyên nên để tay lên tay vịn để an toàn. Nhưng nếu bạn chọn bỏ qua lời khuyên đó thì sao? Một phụ nữ Canada đã đấu tranh suốt 10 năm qua để giành quyền đi thang mà không cần phải vịn.

Vào năm 2009, Bela Kosoian đang đi thang cuốn tại một ga tàu điện ngầm ở thành phố Laval thì một sĩ quan cảnh sát bảo cô hãy tôn trọng biển báo trên thang cuốn “Cẩn thận, hãy vịn tay vào lan can thang cuốn” bằng tiếng Pháp. Người phụ nữ sống ở Montreal này đã từ chối tuân theo mệnh lệnh của người cảnh sát và thay vào đó, bắt đầu cãi nhau với anh ta. Cuối cùng cô đã bị giam giữ và nhận được một vé 100 đô la vì không vịn tay vào thang cuốn và 320 đô la khác vì không chứng minh được nhân thân. Cô cũng bị còng tay và giam trong 30 phút.

Hy hữu vụ án kéo dài 10 năm chưa kết thúc chỉ vì không nắm tay vịn thang cuốn ảnh 1
Bela Kosoian

Kosoian đã được tha bổng trong một phiên tòa vào năm 2012. Sau đó, cô đã đệ đơn kiện lên thành phố, cho rằng cô ấy không bắt buộc phải vịn tay vào lan can thang cuốn hoặc tự chứng minh nhân thân trước cảnh sát. Cho đến nay, cô đã thua hai lần tại các tòa án Quebec, nhưng vẫn không từ bỏ. Và thứ ba này, cô là trường hợp duy nhất được Tòa án Tối cao Canada xét xử.

Theo hồ sơ của tòa án, Bela Kosoian đã từ chối vịn tay trên lan can thang cuốn vì cô không coi hình ảnh cảnh báo là một việc bắt buộc phải làm. Căng thẳng giữa cô và viên cảnh sát leo thang sau khi cô từ chối đưa chứng minh thư, và cuối cùng cô bị bắt giữ sau khi một sĩ quan khác đến hỗ trợ đồng nghiệp.

Hy hữu vụ án kéo dài 10 năm chưa kết thúc chỉ vì không nắm tay vịn thang cuốn ảnh 2
Biển báo trên thang cuốn. 

Các thẩm phán trong hai phiên tòa trước đó đã phán quyết rằng viên cảnh sát có một “niềm tin thật thà nhưng sai lầm” rằng hành động phải giữ tay vịn khi đi thang cuốn là một điều bắt buộc. Nhưng anh ta cũng có cơ sở hợp lý để tin rằng trường hợp này đã có sự sai phạm.

Nhưng mọi thứ có thể thay đổi trong thời gian tới, vì thẩm phán Tòa án Tối cao Clement Gascon đã ám chỉ rằng ông không đồng ý với việc phạt mọi người vì không giữ tay vịn khi đi thang cuốn.

“Tôi cho rằng nếu chúng ta xé vé phạt cho những người không đặt tay vịn lên lan can thang cuốn thì sẽ sẽ phải xé hàng trăm vé phạt mỗi giờ”, ông Gascon nói vậy vào một thời điểm trong quá trình tố tụng.

Theo Oddity Central
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?