Khám phá bản thân: Khi cổ tích không có "happy ending"

Khám phá bản thân: Khi cổ tích không có "happy ending"
HHT - Chuyện cổ tích thường có hậu. Nhưng bạn sẽ làm thế nào nếu cái kết thúc có hậu mà bạn chờ đợi hóa ra lại… không hề như bạn kỳ vọng?

Chúng ta ai cũng quen thuộc với câu chuyện cổ tích lãng mạn Lọ Lem. Bây giờ, hãy tưởng tượng bản thân bạn là Cinderella, đang đứng bên cạnh chàng Hoàng tử đẹp trai. Nhưng việc bạn đang phải làm lại là đặt bàn chân của cô chị gái (xấu người xấu nết) con của mẹ kế vào chiếc giày thủy tinh để cho cô ta thử. Rồi hãy tưởng tượng bạn nhìn thấy nụ cười toe toét đắc thắng của cô ta khi bàn chân của cô ta trượt vào giày một cách vừa vặn, hoàn hảo!

Bạn sẽ phản ứng thế nào trước điều bất ngờ khó chịu này? Hãy miêu tả chi tiết những gì bạn sẽ cảm thấy và những gì bạn sẽ làm ra một tờ giấy nhé!

Khám phá bản thân: Khi cổ tích không có "happy ending" ảnh 1

Trong câu chuyện gốc, thì chiếc giày thủy tinh tượng trưng cho một điều mà Cinderella tin rằng sẽ hoàn toàn, và mãi mãi, là của cô ấy, và chỉ của cô ấy mà thôi. Khi bạn tưởng tượng mình ở vị trí của Cinderella, tức là bạn thử cảm thấy chính những cảm xúc đó. Cách bạn phản ứng trước “điều bất ngờ khó nuốt” cho thấy cách bạn phản ứng với một “đối thủ” tiềm năng trong chuyện tình cảm - người có vẻ, hoặc có thể, sẽ lấy đi một nửa của bạn. Hoặc cũng có thể là ai đó có khả năng lấy đi một điều quan trọng của bạn, điều mà bạn luôn muốn giữ cho mình. Tất cả chúng ta đều muốn tin rằng “ai kia” của mình là thuộc về mình hoàn toàn, nhưng có rất nhiều cách để thể hiện điều đó bằng hành động. Vậy bạn sẽ làm gì để lấy lại điều mà bạn nghĩ là chính đáng thuộc về mình?

“Mình sẽ đề nghị hoàng tử để cả mình thử giày nữa”: Bạn không ngại để “ai kia” của bạn cứ việc “nhìn ngó” xung quanh một chút, trước khi nhận ra rằng bạn là người duy nhất phù hợp với họ. Đó là thái độ tự tin đáng ngưỡng mộ, hay là sự chấp nhận lùi một bước? Bởi bạn sẽ nghĩ thế nào, và làm thế nào nếu “hoàng tử” quyết định rằng còn rất nhiều đôi chân khác mà chàng chưa đem giày cho thử? Và chàng muốn thật nhiều người thử giày để… chắc ăn rằng sẽ tìm ra người mà mình ưng ý nhất? Dù bạn tự tin hay bạn chấp nhận, thì trong những chuyện quan trọng, bạn vẫn cần có thái độ kiên quyết hơn nữa đấy, bởi không phải cái gì cũng chia sẻ được đâu.

Khám phá bản thân: Khi cổ tích không có "happy ending" ảnh 2

Mình sẽ chấp nhận việc này, coi như mình xui, và tiếp tục cuộc sống của mình: Kiên nhẫn là một dấu hiệu của sự trưởng thành và thông thái, nhưng đôi khi, bạn phải chiến đấu để giữ được những gì thực sự thuộc về mình. Điều này không chỉ đúng trong chuyện tình yêu đâu, mà còn cả trong sự nghiệp, trong những điều mà bạn tin tưởng nữa. Chấp nhận dễ dàng từ bỏ giữa chừng thì khó bao giờ thành công được, dù bạn làm việc gì.

Khám phá bản thân: Khi cổ tích không có "happy ending" ảnh 3

“Mình sẽ giật lấy chiếc giày thủy tinh và dùng nó để nện cho bà chị xấu xí vô duyên kia một phát: Có thể khi được thể hiện cảm xúc thật và phản ứng tự nhiên theo kiểu trả đũa thì bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, nhưng hoàng tử có thể sẽ không thích lắm đâu nếu người yêu tương lai của chàng thể hiện tính… hiếu chiến đến như vậy. Hơn nữa, bạn có nện được “bà chị xấu xí” thì giày có thể cũng vỡ, tức là, nếu dùng biện pháp quá mạnh thì các mối quan hệ cũng dễ bị rạn nứt. Bảo vệ bản thân mình là tốt, nhưng biết mức độ để không làm gì thái quá lại còn tốt hơn nữa kia.

TEAMIRI

MỚI - NÓNG
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
HHT - Có một điều thú vị ở nhà văn Nguyễn Huy Tưởng mà những người yêu viết láchcó thể học hỏi, chính là việc ông rất chăm viết nhật ký. Bằng việc suy tư và chăm ghi chép lại những điều diễn ra xung quanh mình, Nguyễn Huy Tưởng dần tìm ra những quan niệm về nhân sinh, để đưa vào các tác phẩm do ông sáng tác. 

Có thể bạn quan tâm

Reply Y2K: Trái tim bí mật của cô bạn Bánh Cam "keo kiệt" của tuổi thơ tôi

Reply Y2K: Trái tim bí mật của cô bạn Bánh Cam "keo kiệt" của tuổi thơ tôi

HHT - Ba Bánh Cam mất sớm, má nó làm các loại bánh bột chiên, bỏ mối cho những người bán dạo. Có lần, Bánh Cam xách theo bọc bánh, mời bạn bè trong lớp. Mọi người xúm vô ăn. Mấy chục bánh nóng hổi hết sạch. Tới lúc đó, Bánh Cam mới dõng dạc: “Mỗi cái bánh 500 đồng. Trả tiền cho tui nha!”. Tụi bạn chưng hửng ngó nhau.
Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Đậu Ván vẫn ít nói, vẫn đeo kính và có lẽ vẫn mơ làm bác sĩ. Tớ nghĩ chẳng nghề nào hợp với cậu ấy hơn thế. Bởi những người có tính thương yêu thực sự, chẳng cần phô diễn ồn ào, luôn sẵn lòng cứu giúp những vật nhỏ nhất như Đậu Ván sẽ làm được rất nhiều điều tốt lành cho cuộc sống này.