Khó tuyển sinh vào lớp 6 chương trình song ngữ tiếng Pháp

0:00 / 0:00
0:00
Dù số lượng học sinh theo chương trình song ngữ Tiếng Pháp giảm hơn so với những năm trước, nhưng nhà trường vẫn xác định đây là một mô hình cần duy trì.

Chia sẻ tại “Ngày hội Pháp ngữ” do Trường THCS Chu Văn An (Tây Hồ, Hà Nội) tổ chức, bà Trịnh Diệu Hằng, Phó Hiệu trưởng nhà trường, thông tin, từ năm 2015 đến nay, số lượng học sinh theo học chương trình song ngữ Tiếng Pháp của trường giảm, song nhà trường vẫn cố gắng huy động mọi nguồn lực để duy trì việc giảng dạy chương trình song ngữ Tiếng Pháp.

Lý giải về điều này, bà Hằng cho hay, tiếng Pháp là ngôn ngữ khó nên việc học sinh học tiếng Pháp để đạt trình độ lấy bằng B1, B2 đi du học là không dễ. Ngoài ra, các lựa chọn cộng đồng những nước nói tiếng Pháp để đi du học cũng không nhiều.

Vì thế, hướng đi cho học sinh học tiếng Pháp cũng sẽ hẹp hơn rất nhiều so với những người học tiếng Anh, tiếng Nhật.

Khó tuyển sinh vào lớp 6 chương trình song ngữ tiếng Pháp ảnh 1

Học sinh Trường THCS Chu Văn An tham gia Ngày hội Pháp ngữ - một hoạt động thường niên của nhà trường nhằm giúp học sinh hiểu hơn về văn hóa Pháp.

Là một trong những trường đầu tiên tại Hà Nội được Sở GD-ĐT Hà Nội giao nhiệm vụ giảng dạy chương trình song ngữ Tiếng Pháp cho học sinh lớp 6 cấp THCS kể từ năm 1993, bà Trịnh Diệu Hằng cho biết, giai đoạn đầu, mỗi năm, trường tuyển một lớp khoảng 45 học sinh.

Tuy nhiên, kể từ năm 2015 trở lại đây, số lượng học sinh giảm dần, chỉ còn khoảng 20 học sinh. Dù vậy, học sinh các lớp tiếng Pháp đều được tuyển chọn kỹ càng, có năng lực để theo học lộ trình tiếng Pháp với thời lượng lớn.

Tại Trường THCS Chu Văn An, học sinh theo học chương trình song ngữ Tiếng Pháp sẽ học 7 tiết tiếng Pháp và 2 tiết Toán tiếng Pháp mỗi tuần.

Khó tuyển sinh vào lớp 6 chương trình song ngữ tiếng Pháp ảnh 2

Hoạt động trong Ngày hội Pháp ngữ của Trường THCS Chu Văn An.

Ngoài ra, theo Phó Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An, những học sinh theo tiếng Pháp thường đã có định hướng rõ ràng và sẽ theo lâu dài cho đến khi lên cấp 3, sau đó vào các trường đại học sử dụng tiếng Pháp.

“Cho nên, chương trình tiếng Pháp dù khó khăn trong tuyển sinh thời gian gần đây, nhưng chất lượng vẫn giữ vững và vẫn là một trong những lựa chọn cho những học sinh mong muốn đi du học tại các nước thuộc khối Pháp ngữ”, bà Hằng nói.

Hiện tại, có 8 trường THCS ở Hà Nội tuyển chương trình song ngữ tiếng Pháp, gồm: Trường THCS Giảng Võ (Ba Đình), Trường THCS Lê Quý Đôn (Cầu Giấy), Trường THCS Nguyễn Trường Tộ (Đống Đa), Trường THCS Trưng Nhị (Hai Bà Trưng), Trường THCS Trưng Vương và THCS Ngô Sĩ Liên (Hoàn Kiếm), Trường THCS Chu Văn An (Tây Hồ) và Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Nam Từ Liêm).

Khó tuyển sinh vào lớp 6 chương trình song ngữ tiếng Pháp ảnh 6
Theo https://vietnamnet.vn/kho-tuyen-sinh-vao-lop-6-chuong-trinh-song-ngu-tieng-phap-2122486.html?fbclid=IwAR1RNeg0VuN0SS7wLPlrxJSMiBsHxcYaStQ-dlE1xT6K5IwE3l-bXTnS6MU
MỚI - NÓNG
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
HHT - Có một điều thú vị ở nhà văn Nguyễn Huy Tưởng mà những người yêu viết láchcó thể học hỏi, chính là việc ông rất chăm viết nhật ký. Bằng việc suy tư và chăm ghi chép lại những điều diễn ra xung quanh mình, Nguyễn Huy Tưởng dần tìm ra những quan niệm về nhân sinh, để đưa vào các tác phẩm do ông sáng tác. 

Có thể bạn quan tâm