Làm chủ kỹ năng thuyết trình với Public Speaking: Lo âu giúp bạn nói tốt hơn

HHT - Nếu hành trình lớn lên của Riley trong phim hoạt hình "Inside Out 2" có đến 9 cung bậc cảm xúc thì hành trình học môn Public Speaking (Nói trước công chúng) của mình cũng vậy.

Dù bình thường mình sẽ để Joy (vui vẻ) nắm quyền điều khiển ở “trung khu não bộ”, nhưng cứ mỗi khi “lên bục”, mình lại để cho nhỏ Anxiety (lo âu) và Embarrassment (Xấu hổ) nắm quyền. Nhưng môn học Public Speaking đã chỉ cho mình những bí kíp thiết lập lại “trật tự” của các cảm xúc.

Public Speaking không chỉ là nói trước công chúng

Trước đây, mình xem rất nhiều video của các diễn giả TED Talk và thấy họ siêu ngầu, thắc mắc làm sao họ nhớ hết những gì sẽ nói mà không cần giấy, họ cũng không lo lắng gì mà còn nói chuyện siêu cuốn. Cho đến khi được học môn Public Speaking, những thắc mắc ấy đã được thầy mình giải đáp.

Làm chủ kỹ năng thuyết trình với Public Speaking: Lo âu giúp bạn nói tốt hơn ảnh 1

Chúng mình vẫn thường đinh ninh rằng: Public Speaking là phải thuyết trình trước nhiều người, nhưng thầy mình đã “định nghĩa” lại về thuật ngữ này: Public Speaking là nói có thông điệp. Bỏ qua những cuộc trò chuyện “vô tri” hay những bài thuyết trình “rỗng” mà không đọng lại được gì, để Public Speaking hay thì người nói phải xác định được “thông điệp” truyền đến người nghe trong bài nói của mình.

Làm chủ kỹ năng thuyết trình với Public Speaking: Lo âu giúp bạn nói tốt hơn ảnh 2

Hoa Hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên tại sân khấu TED Talk.

Như chính trải nghiệm của mình, mình đã phỏng vấn một bác sĩ để viết một bài trên báo Hoa Học Trò về việc lý do cần đi tiêm ngừa, đó cũng là Public Speaking. Hay đó có thể là video Hoa hậu Thùy Tiên nói về cách đi tìm giá trị của bản thân trên diễn đàn TED Talk. Public Speaking không hề có giới hạn về chủ đề, mà phụ thuộc vào tệp người nghe lúc đó của bạn là ai để chọn chủ đề phù hợp.

Public Speaking - nghe thì "mơi" nhưng không hề dễ xơi

Mình nhận ra, để chuẩn bị cho một bài Public Speaking hay, hãy để cho các cảm xúc tham gia vào quá trình này thay vì cố gắng “gạt bỏ” nhỏ nào đi.

Làm chủ kỹ năng thuyết trình với Public Speaking: Lo âu giúp bạn nói tốt hơn ảnh 3

Bước 1: Nắm rõ yêu cầu của một bài Public Speaking

Mở đầu là phần quan trọng nhất. Trong vòng 30 giây đầu tiên, chúng mình cần thu hút sự chú ý (attention getter) của người nghe. Có rất nhiều cách như đặt câu hỏi, kể một câu chuyện, gây cười hay đọc một câu châm ngôn nào đó. Sau khi đã thành công khiến người nghe bắt được “tần số” của mình, hãy bắt đầu chia sẻ về thông điệp bài nói và giải thích tầm quan trọng của bài thuyết trình.

Làm chủ kỹ năng thuyết trình với Public Speaking: Lo âu giúp bạn nói tốt hơn ảnh 4

Cần bình tĩnh để bài nói được tốt hơn.

Khi bước vào thân bài, chúng mình cần xác định rõ sẽ theo bố cục nào, có một số bố cục cơ bản để bạn tham khảo như theo thứ tự - trình tự thời gian, nguyên nhân - kết quả - giải pháp, so sánh - đối chiếu... Cuối cùng ở phần kết luận, bạn chốt lại vấn đề và nhắc lại thông điệp của mình một lần nữa.

Bước 2: Chọn chủ đề

Đầu tiên, chọn chủ đề mình thích, nhưng hãy “luôn nghi ngờ”. Vì khi đưa một thông tin/ chủ đề đến người nghe, cần chắc rằng những thông tin đưa ra có đúng hay có khoa học không. Theo thứ tự, những thông tin đó sẽ được kiểm chứng lần lượt qua sách, tạp chí và bài báo khoa học, báo ngày (dùng để cập nhật thông tin mới), phỏng vấn và cuối cùng là website (nguồn ít chuẩn nhất).

Làm chủ kỹ năng thuyết trình với Public Speaking: Lo âu giúp bạn nói tốt hơn ảnh 5

Ngoài ra, tùy theo thời lượng, số lượng ý chính (main idea) của mình cũng sẽ thay đổi (như với bài nói từ 5-10 phút thì chỉ cần 1-2 ý chính là đủ). Nên khi chỉ có thời gian ngắn, bạn đừng nên ôm đồm một chủ đề lớn hay chọn giải thích về một khái niệm mới toanh với người nghe.

Bước 3: Luyện tập

Thật ra trong Public Speaking, việc chúng mình biết dùng ngôn ngữ hình thể (body language) và sử dụng ngữ điệu (Paralinguistic) quan trọng không kém việc sẽ nói nội dung gì. Nếu bạn để ý trên các video TED Talk, diễn giả sẽ không bao giờ đứng im một chỗ, họ sẽ luôn di chuyển hay dùng động tác tay để thu hút sự quan sát của bạn và giúp cho bạn… không buồn ngủ.

Làm chủ kỹ năng thuyết trình với Public Speaking: Lo âu giúp bạn nói tốt hơn ảnh 6

Hãy sử dụng ngôn ngữ hình thể nữa bạn nhé!

Nghe thì dễ chứ để làm được như vậy, siêu oằn luôn. Vì khi nói trước ai đó, chúng mình sẽ dễ rơi vào trạng thái lo âu vì căng thẳng dẫn đến xấu hổ và sợ hãi, hệ quả xấu nhất là… chúng mình sẽ không nhớ phải nói gì. Lúc ấy, não bộ làm rất nhiều nhiệm vụ khác nhau, như nhớ mình phải nói gì, nhớ tay phải đưa lên như thế nào, phải “giao tiếp ánh mắt” với những người xung quanh ra sao. Nên trước khi muốn sử dụng thêm kỹ năng Public Speaking, hãy chắc chắn rằng, bạn nhớ bài.

Làm chủ kỹ năng thuyết trình với Public Speaking: Lo âu giúp bạn nói tốt hơn ảnh 7

Lo âu cũng là minh chứng cho việc chúng mình đang tập trung cho bài Public Speaking.

Thật ra, lo âu và xấu hổ cũng là bình thường đó. Lo lắng chính là minh chứng cho việc chúng mình đặt nhiều tâm huyết cho bài thi này, chứng tỏ chúng mình đã chuẩn bị rất nhiều. Mà khi càng chuẩn bị nhiều, chúng mình sẽ càng thấy nhiều cái phải cải thiện hơn, dẫn đến lo lắng hơn. Vậy thì chỉ có cách là luyện trước thật nhiều cho tới khi thấy tự tin nhất.

Bước 4: Giờ thì lên sóng thôi!

Bên cạnh nhớ bài, việc phải giao tiếp ánh mắt cũng rất quan trọng khi Public Speaking. Mình từng nghe ai đó nói khi quá lo lắng, hãy nhìn vào một vật hay một hướng, một người nhất định. Nhưng không hề đúng đâu, vì nếu chúng mình không tương tác ánh mắt với người nghe, họ sẽ không cảm thấy được sự kết nối giữa hai bên với nhau. Hoặc khi bạn nhìn một người quá nhiều, bạn sẽ vô tình gây áp lực cho người đó phải đón nhận ánh mắt với bạn.

Làm chủ kỹ năng thuyết trình với Public Speaking: Lo âu giúp bạn nói tốt hơn ảnh 8Làm chủ kỹ năng thuyết trình với Public Speaking: Lo âu giúp bạn nói tốt hơn ảnh 9

Vậy nên thầy mình chỉ, thay vì cố gắng nhìn vào mắt tất cả mọi người, hãy tập nhìn vào điểm ở giữa hai mắt, để người nghe có cảm giác bạn đang nhìn họ nhưng thật ra… bạn đang không nhìn họ.

Bên cạnh đó, việc di chuyển trong lúc nói cũng làm cho bạn bớt áp lực hay chán nản khi phải đứng cố định ở một vị trí nhất định. Và quan trọng hơn, dừng nghỉ đúng lúc và hạn chế dùng từ đệm như “ừ, ừm”. Vì khi sử dụng những từ đệm, chứng tỏ bạn đang sắp sửa rơi vào trạng thái quên bài, nên hãy im lặng khoảng ba giây, hít thở sâu, nở nụ cười và tiếp tục bài nói của mình. Việc dừng nghỉ cũng sẽ giúp cho bạn không bị hụt hơi khi nói. Nếu là người dễ bị hụt hơi khiến giọng không được khỏe khi nói, bạn có thể cân nhắc đến việc học bơi hoặc yoga để có sức khỏe tốt hơn đó.

Làm chủ kỹ năng thuyết trình với Public Speaking: Lo âu giúp bạn nói tốt hơn ảnh 10Làm chủ kỹ năng thuyết trình với Public Speaking: Lo âu giúp bạn nói tốt hơn ảnh 11

Điều mình nhận ra để nói chuyện trước đông người thu hút, mình cần có “chiến lược” như từ lên nội dung, tập luyện, thể hiện. Và từ những chiến thuật đó, khả năng ăn nói của mình cũng trộm vía tốt lên nữa.

Làm chủ kỹ năng thuyết trình với Public Speaking: Lo âu giúp bạn nói tốt hơn ảnh 15
Tin liên quan