Lịch sử vẫn là môn học bắt buộc ở trường cấp Ba: Sao phải sợ, chỉ cần chăm là giỏi!

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Khép lại những cuộc tranh cãi, Lịch sử vẫn là môn học bắt buộc với 52 tiết học/ năm trong chương trình lớp 10 năm học tới theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT. Với hơn 55% sĩ tử 2K4 chọn Lịch sử là môn thi tốt nghiệp THPT, có thể thấy teen không còn "ngại" học Sử như trước.

Teen “thả tim” khi lịch sử trở thành môn học bắt buộc

Trước kế hoạch thực hiện môn Lịch sử là môn học bắt buộc, nhiều bạn đã bày tỏ ý kiến ủng hộ.

Chia sẻ với Hoa Học Trò Online, bạn Hà Quỳnh Hân (học sinh trường THPT Trần Phú, TP.HCM) cho biết: “Không chỉ tìm hiểu về văn hóa Việt Nam, môn Lịch sử giúp các bạn học sinh khám phá về văn hóa của các quốc giá trên thế giới. Từ đó các bạn có thể tự tin có thể mang văn hóa, lịch sử nước mình giới thiệu và giao lưu cùng bạn bè thế giới."

Lịch sử vẫn là môn học bắt buộc ở trường cấp Ba: Sao phải sợ, chỉ cần chăm là giỏi! ảnh 1
Quỳnh Hân cho rằng học môn Lịch sử giúp nâng cao nhận thức văn hóa của mỗi người. Ảnh: NVCC

Còn với bạn Lâm Võ Quang Thành (học sinh trường THPT Lê Trọng Tấn, TP.HCM) chia sẻ: “Theo mình, lịch sử là một môn học mang giá trị tinh thần rất vĩ đại và cũng là cách bảo vệ lẫn lưu truyền những trang sử hào hùng của đất nước nên đây là một môn học rất quan trọng và bắt buộc đối với các bạn học sinh."

Lịch sử vẫn là môn học bắt buộc ở trường cấp Ba: Sao phải sợ, chỉ cần chăm là giỏi! ảnh 2
Mai Dung đã có cơ hội được đến các khu bảo tàng lịch sử Việt Nam để "chạm tay” vào lịch sử một cách trực tiếp hơn so với những trang sách. Ảnh: NVCC

Bạn Trần Phan Mai Dung (học sinh trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, TP.HCM) chia sẻ rằng việc đưa Lịch sử trở thành môn học bắt buộc là lẽ đương nhiên vì ở những quốc gia khác, môn học này cũng rất quan trọng và cần thiết.

"Vị thế" của môn Lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia

Theo thống kê từ Bộ GD&ĐT, tỉ lệ thí sinh lựa chọn tổ hợp Khoa học Xã hội thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 cao hơn hẳn so với các năm trước (chiếm 55,53%). Nhiều tổ hợp xét tuyển có môn Lịch sử cũng được teen lựa chọn như: C03, C07, C12, D09, D14,... Điều đó cho thấy, teen không còn e ngại môn Lịch sử như trước.

Bạn Quách Hồng Quyên (sinh viên trường Đại học Sư Phạm Hà Nội), từng đạt 9,75 điểm môn Lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, chia sẻ: “Mình đã quyết định lựa chọn thi tổ hợp Khoa học xã hội vì đối với mình, tổ hợp khoa học tự nhiên khá là khó, đòi hỏi phải có vốn kiến thức thật chắc cũng như trình độ của mỗi cá nhân. Còn khoa học xã hội thì không như thế, đặc biệt là môn Lịch sử thì chỉ cần chăm học một chút thì sẽ có thể đạt được một kết quả cao”.

Lịch sử vẫn là môn học bắt buộc ở trường cấp Ba: Sao phải sợ, chỉ cần chăm là giỏi! ảnh 3
Hồng Quyên tin rằng với môn Lịch sử chỉ cần cố gắng tập trung ôn luyện chăm chỉ thì sẽ đạt được kết quả cao. Ảnh: NVCC

Là "dân chuyên Sử", cậu bạn Nguyên Phúc (trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu, An Giang) đã lựa chọn tổ hợp KHXH trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua: “Mình cảm thấy bản thân phù hợp với những yêu cầu và tiêu chí của các môn học KHXH và môn Lịch sử sẽ giúp mình có thể đến gần hơn với những ngành nghề mà mình yêu thích."

Bí kíp để học Lịch sử dễ nhớ, lâu quên

Để giúp các tân binh lớp 10 "bỏ túi" ngon ơ 52 tiết học Lịch sử trong năm học tới, các tiền bối đã chia sẻ những tips học môn Lịch sử thật hiệu quả.

Từng đạt 9 điểm môn Lịch sử trong kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2021, bạn Đồng Thị Hồng Phương (trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ bí kíp để đạt được điểm số cao: “Mình thường tham khảo các tài liệu bên ngoài, không chỉ gói gọn các kiến thức trong sách giáo khoa và xem những video về các sự kiện trong quá khứ để dễ nhớ hơn mà không cần đầu tư quá nhiều thời gian vào học thuộc. Bên cạnh đó, mình thường vẽ sơ đồ tư duy, ghi lại các mốc thời gian của sự kiện và các ý chính một cách ngắn gọn để dễ thuộc hơn”.

Lịch sử vẫn là môn học bắt buộc ở trường cấp Ba: Sao phải sợ, chỉ cần chăm là giỏi! ảnh 4
Hồng Phương cho rằng các bạn học sinh không nên học vẹt mà cần phải hiểu và nắm thật chắc nội dung của từng bài. Ảnh: NVCC

Bạn Phạm Diệu Linh (trường Đại học Quốc gia Hà Nội) thì tiết lộ: “Đối với mình, để có thể đạt được kết quả cao trong môn Lịch sử thì điều quan trọng nhất chính là thái độ học tập của bản thân mỗi người. Bên cạnh đó, cũng cần tìm cho mình một phương pháp học tập hiệu quả như tìm hiểu các tài liệu bên ngoài và thường xuyên luyện đề. Ngoài việc tự lực từ bản thân thì việc tìm cho mình một người thầy tốt cũng là một lợi thế."

Chia sẻ về cách học theo từng chủ đề, cô Nguyễn Thị Ngọc Hà (giáo viên trường THPT Hoàng Quốc Việt, Thái Nguyên) mách nước: “Học Lịch sử theo chủ đề giúp hệ thống hóa kiến thức, tránh rơi vào tình trạng ghi nhớ máy móc các sự kiện, nội dung rời rạc, tản mác. Học tập theo chủ đề đối với bộ môn Lịch sử giúp các em học sinh có động cơ học tập rõ ràng, làm chủ được quá trình học tập, chiếm lĩnh tri thức, phát huy tính tích cực và sự sáng tạo của học sinh.”

Lịch sử vẫn là môn học bắt buộc ở trường cấp Ba: Sao phải sợ, chỉ cần chăm là giỏi! ảnh 8
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tuyển sinh ĐH 2025: Dự kiến không hạn chế phương thức xét tuyển, đề xuất bỏ tổ hợp lạ

Tuyển sinh ĐH 2025: Dự kiến không hạn chế phương thức xét tuyển, đề xuất bỏ tổ hợp lạ

HHT - Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh năm 2025. Theo dự thảo này, sẽ không hạn chế bất kỳ phương thức xét tuyển nào của các trường. Trong khi đó, Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam kiến nghị loại bỏ các tổ hợp lạ trong tuyển sinh.