Mách bạn cách phân biệt các loại phô mai nổi tiếng nhất thế giới

Mách bạn cách phân biệt các loại phô mai nổi tiếng nhất thế giới
HHT - Đây là những loại phô mai được dùng phổ biến nhất trên thế giới mà những người yêu thích ẩm thực, đặc biệt là các đầu bếp cần nắm rõ để sử dụng cho các công thức nấu ăn và làm bánh.

Parmesan

Mách bạn cách phân biệt các loại phô mai nổi tiếng nhất thế giới ảnh 1

Phô mai Parmesan là tên gọi tắt của loại phô mai Parmigiano-Reggiano. Loại cheese này được sử dụng để làm hầu hết trong các món Mì Ý. Phô mai Parmesan khá cứng, có thành phần được làm từ sữa bò và để tạo nên những miếng phô mai này những người làm chúng phải mất tối thiểu 1 năm, và trung bình là từ 2 - 3 năm ủ để phô mai đạt tới độ hoàn hảo nhất.

Phô mai Parmesan có thể được dùng để ăn ngay, để chế biến trong các món ăn nóng hoặc làm bánh. Khi ăn, bạn thường phải bào vụn, thái lát, bào sợi hoặc tạo thành các vụn nhỏ. Sau đó rắc lên món ăn, phủ lên bề mặt các món bánh nướng lên và thưởng thức. Các bạn nên mua Parmesan nguyên khối trong các shop nguyên liệu làm bánh hoặc siêu thị. Bảo quản trong tủ lạnh, khi nào dùng thì mới đem bào nhỏ. Đối với loại phô mai này, chúng sẽ ngon hơn và giữ được hương vị cheese tốt hơn là các loại đã bào vụn sẵn.

Cheddar

Mách bạn cách phân biệt các loại phô mai nổi tiếng nhất thế giới ảnh 2

Phô mai Cheddar là một loại phô mai cứng có màu vàng nhạt ngà trắng hoặc màu vàng suộm. Loại phô mai này có nguồn gốc từ làng Cheddar, Somerset, đây cũng là loại cheese phổ biến nhất ở Anh được tiêu thụ với số lượng lớn nhất thế giới. 

Đối với Cheddar nếu càng ủ lâu thì càng ngon, thời gian để cheddar đạt độ “chín” trung bình từ 9 tháng đến 1 năm. Ứng dụng phổ biến nhất của Cheddar là dùng trong các loại bánh burger, bánh mì sandwich hay các món nướng như pasta nướng, pizza, casserole hoặc rissotto. Hoặc bạn cũng có thể cho vào bánh mì nướng lên để ăn sáng. Ngoài ra phô mai cheddar cũng được dùng trong các món bánh mặn như bánh tart mặn, bánh quy hay muffin mặn,…

Mozzarella

Mách bạn cách phân biệt các loại phô mai nổi tiếng nhất thế giới ảnh 3

Mozzarella là loại phô mai này có nguồn gốc từ Italy, loại phô mai này còn được xếp chung vào nhóm cream cheese có thành phần được làm từ sữa trâu nước hoặc sữa bò. Mozzarella khi ở dạng tươi có màu từ trắng đến ngả vàng tùy theo chế độ ăn uống của con trâu hay bò được lấy sữa và thành phẩm khá mềm. Trước đây Mozzarella tươi được làm và sử dụng ngay trong ngày vì có độ ẩm lớn nên Mozzarella tươi có thể được bảo quản trong tủ lạnh khoảng 1 tuần. Còn những loại Mozzarella đã được làm khô đi bằng cách giảm nước hay đã được cắt thành vụn nhỏ như ngày nay thì có thể được bảo quản được đến 6 tuần. 

Phô mai Mozzarella là một nguyên liệu không thể thiếu trong các món pizza. Mozzarella sẽ được bào vụn, rải lên mặt bánh pizza, khi đem đi nướng sẽ chảy và tạo thành những sợi phô mai dai và dính khiến hàng triệu người yêu thích. Bạn có thể mua Mozzarella ở dạng khối lớn trong các siêu thị về, khi cần làm món gì thì cắt theo nhu cầu.

Blue cheese

Mách bạn cách phân biệt các loại phô mai nổi tiếng nhất thế giới ảnh 4

Blue cheese là tên gọi của loại phô mai có những đốm màu xanh lam và đôi khi là xanh  xám hoặc xanh pha màu lam. Hương vị đặc trưng của loại phô mai này chính là nhờ thành phần màu xanh lam đó tạo nên. Loại cheese này được làm từ sữa bò, sữa cừu hoặc sữa dê. Thực chất, Blue cheese chỉ là tên gọi chung cho hàng loạt các loại Blue cheese khác với những tên gọi khác nhau. Bạn có thể sử dụng loại phô mai này để ăn kèm với hoa quả, bánh quy giòn hoặc rượu vang. 

Lưu ý thêm là Blue cheese có mùi khá nặng, vị của chúng hơi khó ăn đối với những người không quen ăn. Ngoài ra loại phô mai này cũng có giá thành khá cao so với các loại khác, do đó loai phô mai này thường xuất hiện ở các món trong các nhà hàng khách sạn 5 sao. Loại phô mai này cũng có cách bảo quản trong tủ lạnh tương tự như những loại trước.

Edam cheese

Mách bạn cách phân biệt các loại phô mai nổi tiếng nhất thế giới ảnh 5

Edam cheese là tên gọi một loại cheese của Hà Lan và có nguồn gốc bắt nguồn từ vùng Edam. Với hình dạng đặc trưng là hình dạng quả cầu hoặc hình trụ tròn có màu vàng nhạt, được bọc vỏ màu đỏ loại phô, Edam chesse rất dễ nhận ra so với các loại phô mai khác. Loại phô mai này rất dễ bảo quản, lâu bị hỏng và càng để lâu thì nó trở nên cứng hơn, do đó nó dễ dàng được đem qua đem lại trao đổi buôn bán giữa các nơi và dần trở thành loại phô mai nổi tiếng, phổ biến nhất trong khoảng thế kỉ 14 – 18. Đến nay loại phô mai này vẫn đang được yêu thích bởi giá thành phải chăng, thông dụng và ứng dụng cho nhiều món ăn, món bánh khác nhau.

Edam cheese dễ tan và dễ thái lát mỏng do đó bạn có thể mua sẵn về bảo quản trong tủ lạnh và dùng làm topping cho bánh burger, sandwich hoặc cho thêm vào các món súp để tạo hương vị thơm ngon hơn.

Emmental

Mách bạn cách phân biệt các loại phô mai nổi tiếng nhất thế giới ảnh 6

Emmental là tên gọi một loại phô mai làm từ sữa bò có nguồn gốc từ Thụy Sĩ. Để làm loại phô mai này, người ta phải ủ trong tối thiểu 4 tháng. Loại phô mai này có màu vàng nhạt, có chút vị chua nhẹ hơi giống vị chua hoa quả khá dễ ăn. Đây ko phải là phô mai cứng cũng không mềm mà hơi dẻo, trong quá trình khi đun nấu sẽ dễ tan ra, do đó loại phô mai này thường được dùng để tạo thêm hương vị cho các món súp.

Người châu Á ít dùng phô mai này, nhưng người phương Tây lại hay ăn loại phô mai này với hoa quả tươi, Emmental là một trong những loại phô mai phổ biến cũng như được nhiều người yêu thích nhất. Emmental được sản xuất thành các lát mỏng để ăn với burger hoặc kẹp cùng bánh mì sandwich.

Cream cheese 

Mách bạn cách phân biệt các loại phô mai nổi tiếng nhất thế giới ảnh 7

Cream cheese hay còn được gọi với tên thông dụng ở Việt Nam là kem phô mai. Cream cheese cũng là một trong những loại phô mai thông dụng trên thế giới. Loại phô mai này là phô mai tươi, có màu trắng, khá mềm, khi ăn có vị phô mai nhẹ nhàng và hơi ngọt. Cream cheese là nguyên liệu chính và rất quen thuộc để làm bánh cheesecake (bánh phômai). Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng Cream cheese để ăn tươi, ăn kèm với bánh mì, bánh cracker và làm thành kem phủ nhiều món bánh khác nhau. Một số loại bánh mà bản thân nó phải dùng Cream cheese thì mới gọi là chuẩn vị như bánh cà rốt, bánh red velvet,…

Về cách làm Cream cheese khá dễ, do đó bạn có thể được tự làm tại nhà. Tuy nhiên Cream cheese có giá thành khá rẻ so với nhiều loại phô mai khác nên để nhanh và tiện lợi các bạn nên ra siêu thị hoặc các shop bán nguyên liệu làm bánh mua.

Mascarpone

Mách bạn cách phân biệt các loại phô mai nổi tiếng nhất thế giới ảnh 8

Mascarpone là một loại phô mai tươi, khá mềm mịn. Bản thân nó không hẳn là phô mai, mà chỉ là sản phẩm được tạo nên khi thêm một thành phần phụ gia vào trong quá trình tách kem khỏi sữa. Tuy vậy, nguyên liệu này cũng rất thông dụng trong các công thức làm bánh Âu.

Mascarpone có màu trắng tươi, bạn có thể dùng để làm bánh Tiramisu để tạo nên phần kem vô cùng mềm mịn, thơm và béo. Mascarpone có thể dùng làm bánh Cheesecake không cần lò nướng, dùng ăn ngay kèm với các món tráng miệng, ăn kèm với hoa quả hoặc thêm vào súp khi làm các món súp kem nhằm tăng độ ngậy béo và thơm cho các món súp.

Ricotta cheese

Mách bạn cách phân biệt các loại phô mai nổi tiếng nhất thế giới ảnh 9

Ricotta là một loại phô mai có nguồn gốc từ quốc gia hình chiếc ủng (Ý), loại phô mai này được làm từ nước tách từ sữa bò hoặc sữa cừu. Khi chế biến, quá trình tách kem để làm phô mai có nước được tách ra, chính nước này được sử dụng để làm phô mai Ricotta. Đặc điểm của Ricotta cheese là có màu trắng, khá mềm, vị hơi ngọt và rất ít béo. Loại phô mai này rất được ưa chuộng để làm các món tráng miệng của Ý hoặc ăn kèm với các món tráng miệng khác. Ngoài ra Ricotta cheese cũng được dùng để làm bánh cheesecake, các loại cookies hay cho vào Pasta hoặc Pizza,…
 

Theo TỔNG HỢP
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?