Miền Bắc tăng nhiệt đáng kể sau đợt không khí lạnh đầu mùa, Hà Nội có thể nóng

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Sau những đợt không khí lạnh đầu tháng 11, dự báo nhiệt độ miền Bắc nước ta sẽ tăng khá nhiều vào giữa tháng, có khả năng là cao hơn mức trung bình hằng năm. Như vậy, những đợt không khí lạnh đến sớm chưa chắc đã báo hiệu mùa Đông rét hơn bình thường.

Năm nay miền Bắc nước ta đón không khí lạnh khá sớm, khiến trời mát lạnh ở đồng bằng Bắc Bộ và lạnh ở khu vực miền núi.

Việc gió mùa Đông Bắc về sớm và về liên tục tạo cảm giác là sẽ có một mùa Đông rất rét trước mắt.

Nhưng chưa chắc đã như vậy.

Gió mùa Đông Bắc vào mùa Thu - Đông ở nước ta có nguồn gốc từ không khí lạnh phương Bắc, chủ yếu là Siberia. Không khí lạnh này lan dần về phía xích đạo và có thể ảnh hưởng đến nước ta.

Miền Bắc tăng nhiệt đáng kể sau đợt không khí lạnh đầu mùa, Hà Nội có thể nóng ảnh 1

Nhiệt độ cảm nhận ở một số tỉnh thành miền Bắc vào sáng sớm ngày 7/11, khi đang có không khí lạnh nhẹ. Ảnh: Zoom Earth, OpenStreetMap, DWD.

Tuy nhiên, hiện nhiệt độ ở Siberia đang cao hơn mức trung bình cùng kỳ hằng năm. Do đó, theo các dự báo hiện tại, sau những đợt không khí lạnh đầu tháng 11 thì phần lớn Đông Á và Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Philippines… đều sẽ tăng nhiệt đáng kể. Thậm chí, một số nhà nghiên cứu khí tượng còn cho rằng, nhiệt độ ở nhiều vùng tại châu Á có thể tiến đến mức kỷ lục của thời điểm này trong năm.

Miền Bắc tăng nhiệt đáng kể sau đợt không khí lạnh đầu mùa, Hà Nội có thể nóng ảnh 2

Một số nơi ở Đông Á và Đông Nam Á có thể có mức nhiệt độ kỷ lục ở thời điểm tháng 11. Ảnh: ECMWF.

Ở miền Bắc nước ta, không khí lạnh được dự báo là bắt đầu suy yếu từ ngày 8 - 9/11 và nhiệt độ tăng dần, ban đầu chỉ tăng nhẹ nhưng đến giữa tháng có thể khá nóng. Tại Hà Nội, từ cuối tuần này đến đầu tuần sau, nhiệt độ buổi trưa và chiều là khoảng 30 - 31oC. Đến những ngày giữa tháng (15 - 16/11), nhiệt độ có thể lên đến 32 - 34oC, trời khá nóng, theo mô hình GFS (Hệ thống Dự báo Toàn cầu) của Mỹ. Mức nhiệt độ thế này là cao ở thời điểm tháng 11, vì nhiệt độ trung bình (thấp nhất/ cao nhất) ở Hà Nội vào tháng 11 chỉ là 20oC/ 27oC.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia của nước ta cũng dự báo tháng 11 này, nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn từ 0,5 - 1oC, có nơi cao hơn nữa, so với trung bình cùng kỳ nhiều năm.

Miền Bắc tăng nhiệt đáng kể sau đợt không khí lạnh đầu mùa, Hà Nội có thể nóng ảnh 3

Dự báo nhiệt độ cảm nhận ở một số tỉnh thành miền Bắc vào những ngày giữa tháng này (khoảng 14 - 15/11 đến 18 - 19/11): Trời khá nóng. Ảnh: Ventusky, GFS.

Những dự báo xa có thể thay đổi do có nhiều yếu tố tác động đến thời tiết, nhưng khả năng lớn là mùa Đông năm nay sẽ không rét hơn mức trung bình hằng năm.

Miền Bắc tăng nhiệt đáng kể sau đợt không khí lạnh đầu mùa, Hà Nội có thể nóng ảnh 7
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Những vết nứt trên tường nhà sau rung chấn do động đất Myanmar: Nguy cơ thế nào?

Những vết nứt trên tường nhà sau rung chấn do động đất Myanmar: Nguy cơ thế nào?

HHT - Trận động đất 7,7 độ ở Myanmar đã gây rung lắc ở nhiều nước khác trong khu vực. Tại nước ta, mặc dù ảnh hưởng được cho là không lớn, nhưng nhiều gia đình cũng nói rằng trên tường nhà xuất hiện các vết nứt sau chấn động do động đất, gây lo lắng. Vậy vết nứt thế nào là nguy hiểm, nguy cơ của từng kiểu vết nứt ra sao?
Miền Bắc sắp hết rét nhưng lại nồm ẩm, Hà Nội sẽ mưa đúng dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ

Miền Bắc sắp hết rét nhưng lại nồm ẩm, Hà Nội sẽ mưa đúng dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ

HHT - Không khí lạnh bắt đầu suy yếu ở miền Bắc và nhiệt độ sẽ tăng dần, trong vài ngày tới còn tăng khá nhiều. Nhưng nồm ẩm cũng sẽ quay trở lại. Ở Thủ đô Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác tại miền Bắc, dự báo trời sẽ mưa đúng dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. Cụ thể nhiệt độ sẽ ở mức bao nhiêu và mưa vào những ngày nào?
Một người đã “tiên tri” về động đất ở Myanmar trước 1 tháng, chuẩn cả tâm chấn

Một người đã “tiên tri” về động đất ở Myanmar trước 1 tháng, chuẩn cả tâm chấn

HHT - Có một người ở Ấn Độ đã đăng bài viết rằng sắp có động đất mạnh và ghi rõ các tọa độ, địa điểm. Bài viết này được đăng đúng một tháng trước khi động đất ở Myanmar xảy ra. Địa điểm ghi trong bài cũng chính xác là tâm chấn. Các nhà khoa học cũng đã lên tiếng về lời “tiên tri” kỳ lạ này.
“Đứt gãy Sagaing” gây động đất ở Myanmar chạy theo hướng nào, nguy hiểm ra sao?

“Đứt gãy Sagaing” gây động đất ở Myanmar chạy theo hướng nào, nguy hiểm ra sao?

HHT - Trận động đất ở Myanmar - mạnh 7,7 độ - đã khiến nhiều nơi ở châu Á rung chuyển. Nguyên nhân gây ra trận động đất mạnh này được cho là đứt gãy Sagaing - một đứt gãy mà các chuyên gia cảnh báo rằng có thể gây động đất mạnh đến 8,6 độ, ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á. Vậy đứt gãy này ở đâu, đi theo hướng thế nào, nguy hiểm ra sao?