Miền Bắc tăng nhiệt vào cuối kỳ nghỉ lễ, Hà Nội đón nắng nóng ngay đầu tháng 9

HHT - Ngay đầu tháng 9, bao gồm cả ngày khai giảng, ở Thủ đô Hà Nội sẽ có một đợt nắng nóng. Trong đợt này, nhiệt độ ở Hà Nội sẽ lên đến bao nhiêu độ C và nắng nóng kéo dài mấy ngày?

Thời tiết ở nhiều tỉnh thành miền Bắc nước ta khá đẹp khi bước vào kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh. Tuy trời có nóng nhưng nhiệt độ đã giảm so với vài ngày trước, khô ráo, nắng đẹp, đỡ oi bức, rất phù hợp để người dân ra ngoài tham quan, chụp ảnh.

Ngày 1/9, nhiệt độ ở Đông Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ ở mức vừa phải. Nhiệt độ cao nhất trong ngày ở Hà Nội chỉ khoảng 32oC (nhiệt độ không khí), còn nhiệt độ cảm nhận thực tế cao nhất vào buổi trưa và đầu giờ chiều là khoảng 37 - 38oC. Các tỉnh thành lân cận cũng có mức nhiệt độ tương tự. Lạng Sơn, Cao Bằng có nhiệt độ thấp hơn một chút.

Những mức nhiệt độ trên vẫn duy trì trong ngày Quốc khánh 2/9.

Miền Bắc tăng nhiệt vào cuối kỳ nghỉ lễ, Hà Nội đón nắng nóng ngay đầu tháng 9 ảnh 1

Nhiệt độ cảm nhận ở một số tỉnh thành miền Bắc vào chiều 1/9. Ảnh: Zoom Earth, OpenStreetMap.

Đến ngày 3/9 hoặc 4/9 (thứ Ba hoặc thứ Tư tuần tới), dự báo nhiệt độ miền Bắc bắt đầu tăng dần, mức tăng khoảng 2 - 3oC tùy tỉnh thành. Dự báo tại Thủ đô Hà Nội và một số nơi ở miền Bắc sẽ có nắng nóng (là khi nhiệt độ không khí cao nhất trong ngày từ 35oC trở lên). Nhiệt độ cảm nhận vào buổi trưa và chiều ở Hà Nội lại có thể lên đến 42 - 43oC, trời nắng gắt.

Đợt nắng nóng này kéo dài 4 - 5 ngày, qua ngày khai giảng 5/9. Đây là đợt nóng khô, ít gây cảm giác oi bức nhưng dễ khiến cơ thể thiếu nước, vì vậy người dân nên uống nhiều nước đều đặn trong ngày. Các bạn học sinh đi khai giảng cũng nên mang theo nước để uống và quạt cầm tay nếu có.

Trong đợt nóng vẫn có thể có mưa rải rác hoặc dông ở một số nơi, nhưng ít.

Miền Bắc tăng nhiệt vào cuối kỳ nghỉ lễ, Hà Nội đón nắng nóng ngay đầu tháng 9 ảnh 2

Dự báo nhiệt độ cao nhất/ thấp nhất ở Hà Nội từ 3/9 đến 6/9: Trời nắng nóng. Ảnh: Time and Date.

Sau đó, đến cuối tuần sau, có khả năng nắng nóng ở miền Bắc mới giảm dần.

Miền Bắc tăng nhiệt vào cuối kỳ nghỉ lễ, Hà Nội đón nắng nóng ngay đầu tháng 9 ảnh 6
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Những vết nứt trên tường nhà sau rung chấn do động đất Myanmar: Nguy cơ thế nào?

Những vết nứt trên tường nhà sau rung chấn do động đất Myanmar: Nguy cơ thế nào?

HHT - Trận động đất 7,7 độ ở Myanmar đã gây rung lắc ở nhiều nước khác trong khu vực. Tại nước ta, mặc dù ảnh hưởng được cho là không lớn, nhưng nhiều gia đình cũng nói rằng trên tường nhà xuất hiện các vết nứt sau chấn động do động đất, gây lo lắng. Vậy vết nứt thế nào là nguy hiểm, nguy cơ của từng kiểu vết nứt ra sao?
Miền Bắc sắp hết rét nhưng lại nồm ẩm, Hà Nội sẽ mưa đúng dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ

Miền Bắc sắp hết rét nhưng lại nồm ẩm, Hà Nội sẽ mưa đúng dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ

HHT - Không khí lạnh bắt đầu suy yếu ở miền Bắc và nhiệt độ sẽ tăng dần, trong vài ngày tới còn tăng khá nhiều. Nhưng nồm ẩm cũng sẽ quay trở lại. Ở Thủ đô Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác tại miền Bắc, dự báo trời sẽ mưa đúng dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. Cụ thể nhiệt độ sẽ ở mức bao nhiêu và mưa vào những ngày nào?
Một người đã “tiên tri” về động đất ở Myanmar trước 1 tháng, chuẩn cả tâm chấn

Một người đã “tiên tri” về động đất ở Myanmar trước 1 tháng, chuẩn cả tâm chấn

HHT - Có một người ở Ấn Độ đã đăng bài viết rằng sắp có động đất mạnh và ghi rõ các tọa độ, địa điểm. Bài viết này được đăng đúng một tháng trước khi động đất ở Myanmar xảy ra. Địa điểm ghi trong bài cũng chính xác là tâm chấn. Các nhà khoa học cũng đã lên tiếng về lời “tiên tri” kỳ lạ này.
“Đứt gãy Sagaing” gây động đất ở Myanmar chạy theo hướng nào, nguy hiểm ra sao?

“Đứt gãy Sagaing” gây động đất ở Myanmar chạy theo hướng nào, nguy hiểm ra sao?

HHT - Trận động đất ở Myanmar - mạnh 7,7 độ - đã khiến nhiều nơi ở châu Á rung chuyển. Nguyên nhân gây ra trận động đất mạnh này được cho là đứt gãy Sagaing - một đứt gãy mà các chuyên gia cảnh báo rằng có thể gây động đất mạnh đến 8,6 độ, ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á. Vậy đứt gãy này ở đâu, đi theo hướng thế nào, nguy hiểm ra sao?