Món ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ ở một số quốc gia châu Á

Món ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ ở một số quốc gia châu Á
HHT - Không chỉ riêng Việt Nam mà Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc cũng đón Tết Đoan Ngọ 5/5 đấy.

Trung Quốc
 
Trung Quốc có diện tích rộng lớn, các địa phương có phong tục ăn Tết Đoan Ngọ khác nhau. Nhưng vào ngày này, dù ở miền nam hay miền bắc, gia đình nào cũng gói bánh chưng, mùi thơm của lá cây ngải cứu và lá gói bánh chưng quyện vào nhau, trở thành mùi thơm đặc trưng của Tết Đoan Ngọ. Bánh có hình củ ấu nho nhỏ cỡ trong lòng bàn tay. Ngày nay nhân bánh có rất nhiều loại, bánh chưng truyền thống nhất là bánh chưng nhân táo đỏ, nhân đậu, nhân thịt và nhân lạc. Tùy vào đặc điểm mỗi vùng miền mà chọn ra một loại nhân đại diện. Người miền Bắc Trung Quốc chủ yếu thích ăn loại bánh nhân ngọt như táo đỏ hay long nhãn, còn ở miền Nam thì người ta lại chuộng bánh chưng nhân mặn với thịt hay trứng muối.

Món ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ ở một số quốc gia châu Á ảnh 1

Ăn bánh chưng là tập tục quan trọng nhất trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Trung Hoa. Giới trẻ Trung Quốc quan niệm rằng, vào ngày này nếu ăn bánh chưng thì không những được khỏe mạnh hơn, tránh được các dịch bệnh, mà còn thông minh và học giỏi hơn. Đêm trước ngày tết, mỗi nhà đều gói bánh chưng, cho vào nồi nấu, để chuẩn bị cho Tết Đoan Ngọ. Bánh chưng còn làm quà để biếu họ hàng, người thân.

Món ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ ở một số quốc gia châu Á ảnh 2

Hàn Quốc

Cùng với Tết Nguyên Đán (Seol)Tết Trung Thu (Chuseok), Dano là một trong ba ngày lễ lớn nhất của Hàn Quốc. Cũng như Việt Nam chúng ta có bánh Trôi, bánh Chay thì Hàn QuốcSuritteokYaktteok là hai loại bánh truyền thống làm từ gạo.

Món ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ ở một số quốc gia châu Á ảnh 3

Để làm món bánh Suritteok, người ta đem loại gạo không dính đi nấu chín cùng với lá ngải cứu để tạo ra loại bánh dẻo dẻo có màu xanh. Sau đó, những bàn tay khéo léo của người Hàn Quốc sẽ dùng nguyên liệu đó làm nên nhưng chiếc bánh Suritteok có hình bánh xe xinh xắn.

Được coi là một đặc sản của vùng phía Nam tỉnh Jeolla, bánh Yaktteok cũng là món ăn truyền thống của ngày lễ Dano tại Hàn Quốc. Nếu như bánh Suritteok chỉ đơn giản là chiếc bánh ngải cứu hình bánh xe thì những chiếc bánh Yaktteok đa dạng hơn khá nhiều. Cũng được làm từ gạo không dính nấu chín nhưng không phải với lá ngải cứu mà với các loại hạt khác nhau. Hình dáng của bánh phong phú và được nặn tùy thuộc vào sở thích của người làm.

Nhật Bản

Tết Đoan NgọNhật Bản còn được coi là ngày lễ dành cho các bé trai với tên gọi "Kodomo no hi". Vào dịp này, người Nhật thường treo cờ cá chép, tượng trưng cho những bé trai khỏe mạnh thông minh với ý nghĩa “cá vượt vũ môn” và còn trang trí các bộ áo giáp Kabuto mang theo ước nguyện của những bậc cha mẹ mong muốn cho con mình sẽ thành đạt trong cuộc sống.

Món ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ ở một số quốc gia châu Á ảnh 4

Vào ngày tết Đoan Ngọ, người Nhật làm bánh "mochi" (gạo nếp) gói trong lá sồi như bánh chưng bánh tét của Việt Nam, gọi là "kashiwa-mochi" và "chimaki" để cúng và ăn lễ Tết này.

Việt Nam

Trải dài ba miền đất nước sẽ có những phong tục hay những món ăn tiêu biểu để tổ chức ngày Tết này. Tuy nhiên, trên bàn thờ của mỗi gia đình đều sẽ không thể thiếu những chiếc bánh tro nhỏ xinh.

Món ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ ở một số quốc gia châu Á ảnh 5

Bánh tro có nhiều tên khác nhau như bánh ú, bánh gio và bánh âm và có vài biến thể khác nhau theo địa phương. Người ta làm bánh bằng gạo nếp đã ngâm từ nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô hay rơm. 

Món ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ ở một số quốc gia châu Á ảnh 6

Chiếc bánh nhỏ xíu hình chóp dẻo dai từ lớp bột bên ngoài hòa cùng phần nhân đặc sắc đã trở thành hình ảnh truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ của nước ta. Bánh gio của người miền Bắc thường không có nhân và được chấm với đường hoặc mật ong, mật mía. Còn bánh ú tro của người miền Nam Trung Bộ trở vào thì có nhân ngọt với thường là đậu đỗ trộn đường nặn tròn hoặc nhân mặn có thêm thịt heo phía trong.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm