Một áp thấp đang đi vào Biển Đông và sẽ mạnh lên, đúng 10 năm sau siêu bão Thần Sấm

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một áp thấp đã băng qua Philippines và đang di chuyển vào Biển Đông. Áp thấp này được nhận định là có tiềm năng mạnh lên đáng kể. Vào thời điểm này đúng 10 năm trước, siêu bão Rammasun (Thần Sấm) - cũng là một cơn bão băng qua Philippines - đã ảnh hưởng đến nước ta.

Vùng áp thấp 91W, đã thông báo trong bản tin trước, tiếp tục gây mưa diện rộng ở nhiều vùng tại Philippines vào hôm nay, 19/7, theo cơ quan khí tượng nước này (PAGASA). Cũng theo PAGASA trong bản tin sáng nay, mưa to đến rất to do áp thấp 91W đã gây ngập lụt và sạt lở đất ở một số nơi.

Một áp thấp đang đi vào Biển Đông và sẽ mạnh lên, đúng 10 năm sau siêu bão Thần Sấm ảnh 1

Áp thấp 91W đã gây mưa lớn ở nhiều nơi tại Philippines. Ảnh: Joan Bondoc/ PNA.

Đến sáng nay, áp thấp 91W ở vị trí phía Tây Philippines và nó đang trên đường di chuyển vào Biển Đông. Sức gió duy trì tối đa là 25 - 35 km/h. Theo Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp của Mỹ (JTWC), áp thấp 91W đang có môi trường thuận lợi để tiếp tục phát triển với độ đứt gió thấp, nhiệt độ bề mặt nước biển ấm (29 - 30oC). Vì vậy, các mô hình toàn cầu có độ nhất trí cao rằng áp thấp 91W sẽ tiếp tục mạnh lên trong 2 ngày tới khi nó tiến vào Biển Đông. Khả năng phát triển thành “một cơn bão đáng kể” trong 24 giờ tới đã được nâng lên mức trung bình (hôm qua là ở mức thấp), theo JTWC.

Một áp thấp đang đi vào Biển Đông và sẽ mạnh lên, đúng 10 năm sau siêu bão Thần Sấm ảnh 2

Vị trí của áp thấp 91W vào sáng nay, 19/7. Ảnh: Zoom Earth, JMA.

Thời điểm này, khi áp thấp 91W đang di chuyển vào Biển Đông và được nhận định sẽ mạnh lên, cũng chính là thời điểm mà siêu bão Rammasun ảnh hưởng đến nước ta vào 10 năm trước.

Rammasun (ở Philippines gọi là bão Glenda) cũng là một cơn bão băng qua Philippines rồi đi vào Biển Đông và mạnh lên, đạt cấp siêu bão vào ngày 18/7/2014 và đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), theo trang EarthSky. Lúc đó, Rammasun có sức gió duy trì lên tới 250 km/h, gió giật gần 305 km/h và được coi là cơn bão mạnh nhất trong 4 thập kỷ đổ bộ phía Nam Trung Quốc. Bão Rammasun đổ bộ nước ta vào ngày 19/7/2014. Trước đó, các cơ quan chức năng đã phải sơ tán người dân ở nhiều vùng ven biển miền Bắc. Ở nước ta, cơn bão này đã khiến hàng trăm ngôi nhà bị hư hại.

Một áp thấp đang đi vào Biển Đông và sẽ mạnh lên, đúng 10 năm sau siêu bão Thần Sấm ảnh 3

Một phần đường đi của bão Rammasun (Thần Sấm) vào 10 năm trước, những phần màu hồng là khi Rammasun ở cấp siêu bão. Ảnh: Zoom Earth, NASA.

Thực tế, tháng 7 - 8 vốn là thời điểm hay có bão mạnh, nên các đài khí tượng đều đang theo dõi chặt chẽ áp thấp 91W.

Một áp thấp đang đi vào Biển Đông và sẽ mạnh lên, đúng 10 năm sau siêu bão Thần Sấm ảnh 7
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao tro cốt của một nhà khoa học được rắc vào đúng mắt siêu bão lịch sử Milton?

Tại sao tro cốt của một nhà khoa học được rắc vào đúng mắt siêu bão lịch sử Milton?

HHT - Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) của Mỹ tiết lộ, họ đã rắc tro cốt của một nhà khoa học vào đúng mắt của siêu bão Milton - cơn bão mạnh nhất thế giới năm 2024, tính đến thời điểm này. Nhiều cư dân mạng đã đặt câu hỏi về sự việc “lần đầu nghe thấy” này, hóa ra đằng sau đó có một lý do xúc động.
Bão Milton có 30 lốc xoáy “dẫn đường” trước khi đổ bộ, được giải thích thế nào?

Bão Milton có 30 lốc xoáy “dẫn đường” trước khi đổ bộ, được giải thích thế nào?

HHT - Cơn bão Milton đã tạo ra đợt “bùng phát lốc xoáy” ở bang Florida (Mỹ) với hàng chục lốc xoáy xuất hiện trước khi bão đổ bộ. Những lốc xoáy này đã gây thiệt hại về người trước khi bão Milton đi vào đất liền. Vậy tại sao có hàng chục lốc xoáy đi “mở đường” cho bão Milton như vậy?