Ngày Thu phân đã đến, có phải giờ mới bắt đầu mùa Thu và nó tạo ra những thay đổi gì?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Có thể bạn đã cảm thấy thời tiết mùa Thu được cả tháng nay rồi, mà sắp đến Trung thu rồi cơ mà! Nhưng hóa ra theo khoa học thì mùa Thu ở Bắc bán cầu chưa thực sự bắt đầu mà phải chờ đến tận ngày Thu phân - chính là hôm nay, 23/9. Vậy ngày này có ý nghĩa thế nào, tạo những thay đổi ra sao?

Năm nay, ngày Thu phân bắt đầu vào hôm nay, thứ Bảy ngày 23/9, vào lúc 13h50’ (giờ Việt Nam), theo Earth Sky. Theo khoa học phương Tây thì đây mới là thời điểm bắt đầu mùa Thu ở Bắc bán cầu (nước ta nằm ở bán cầu Bắc).

Hằng năm, ngày Thu phân thường rơi vào 22 hoặc 23/9, rất hiếm khi rơi vào 21 hoặc 24/9. Đã vài thiên niên kỷ nay ngày Thu phân không rơi vào 21/9 rồi. Trong thế kỷ thứ 21, sẽ có 2 lần mà ngày Thu phân rơi vào 21/9, là năm 2092 và 2096. Còn lần gần nhất ngày Thu phân rơi vào 24/9 là năm 1931, lần tiếp theo là năm 2303, theo nhà khí tượng học Andrew Kozak ở Philadelphia (Mỹ).

Ngày Thu phân đã đến, có phải giờ mới bắt đầu mùa Thu và nó tạo ra những thay đổi gì? ảnh 1

Mặt Trời sắp lặn vào một ngày Thu phân ở thành phố Kansas (bang Missouri, Mỹ). Ảnh: Charlie Riedel/ AP.

Vào ngày Thu phân, trục của Trái Đất không nghiêng về phía Mặt Trời, cũng không hướng ra xa Mặt Trời, có nghĩa đó là thời điểm ít ỏi mà cả bán cầu Bắc và Nam có mức ánh sáng và bóng tối của ngày (thường gọi là ngày và đêm) gần bằng nhau ở mọi vĩ độ, theo Dịch vụ Thời tiết Quốc gia của Mỹ (NWS). Bạn có thể vào trang TimeandDate.com, mục Sun Calculator và nhập tên thành phố để xem thì sẽ thấy, hầu hết các nơi như Hà Nội, TP. HCM (Việt Nam), hay San Francisco, Los Angeles (Mỹ), hay Sydney (Úc)… trong ngày hôm nay thì khoảng thời gian có ánh Mặt Trời đều là 12 tiếng 7 phút.

Ngày Thu phân đã đến, có phải giờ mới bắt đầu mùa Thu và nó tạo ra những thay đổi gì? ảnh 2

Thời lượng có ánh Mặt Trời (Daylight) ở Hà Nội và hầu hết các nơi khác trên Trái Đất vào hôm nay đều là 12 tiếng 7 phút. (Ảnh chụp màn hình TimeandDate.

Thời điểm Thu phân là một cột mốc khi Mặt Trời xuất hiện ngay phía trên đường xích đạo của Trái Đất, và vì nước ta nằm gần đường xích đạo nên nhiều khu vực có nắng khá chói chang.

Sau ngày Thu phân, ở Bắc bán cầu, Mặt Trời sẽ mọc muộn hơn và lặn sớm hơn, có nghĩa là ngày (thời điểm có ánh sáng Mặt Trời) sẽ ngày càng ngắn. Đồng thời, thời tiết sẽ trở nên mát và khô hơn.

Ngày Thu phân đã đến, có phải giờ mới bắt đầu mùa Thu và nó tạo ra những thay đổi gì? ảnh 3

Hình minh họa vị trí của Mặt Trời ngay phía trên đường xích đạo vào mỗi giờ trong ngày Thu phân. Ảnh: Tau’olunga/ Wikimedia Commons.

“Sự tạm ngừng vì Mặt Trời” cũng có thể xảy ra quanh thời điểm Thu phân, thường là trong vài ngày sau ngày Thu phân 23/9, theo trang National Geographic. Đây là hiện tượng bức xạ của Mặt Trời có thể ảnh hưởng hay thậm chí khiến các vệ tinh ngừng truyền tín hiệu, do nhiều vệ tinh quanh đường xích đạo có thể bị “tràn ngập bức xạ Mặt Trời trực tiếp”. Do đó, người dân trên Trái Đất có thể thấy mạng Internet chậm hơn và hình ảnh trên TV có thể cũng có lúc chập chờn.

Ngày Thu phân đã đến, có phải giờ mới bắt đầu mùa Thu và nó tạo ra những thay đổi gì? ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Yagi ở châu Á, Boris ở châu Âu, Helene ở Mỹ: Tại sao tháng 9 này nhiều bão mạnh?

Yagi ở châu Á, Boris ở châu Âu, Helene ở Mỹ: Tại sao tháng 9 này nhiều bão mạnh?

HHT - Chỉ trong tháng 9, chúng ta đã chứng kiến siêu bão Yagi mạnh hiếm có ở Biển Đông, bão Boris gây mưa kỷ lục ở nhiều nước châu Âu và vừa rồi là bão Helene tàn phá nhiều bang ở nước Mỹ. Có phải Trái Đất đã có một tháng 9 nhiều mưa bão hơn bình thường, và lý do có phải chỉ là biến đổi khí hậu?
Bão Krathon rất mạnh được dự báo đi vào Biển Đông, liệu có thành cơn bão số 5?

Bão Krathon rất mạnh được dự báo đi vào Biển Đông, liệu có thành cơn bão số 5?

HHT - Cơn bão ở gần Philippines và Đài Loan (Trung Quốc), tên quốc tế là bão Krathon, hiện được dự báo là sẽ vòng vào Biển Đông. Như vậy là đường đi của nó hơi khác so với nhận định ban đầu của các cơ quan khí tượng. Bão Krathon rất mạnh, gần bằng bão Yagi. Liệu nó có trở thành cơn bão số 5 hay không?
Trùng hợp khó tin giữa bão Helene 2024 và bão Helene 1958: Tăng cấp cùng một ngày

Trùng hợp khó tin giữa bão Helene 2024 và bão Helene 1958: Tăng cấp cùng một ngày

HHT - Cơn bão Helene với sức gió 225 km/h vừa đổ bộ bang Florida (Mỹ). Có một sự trùng hợp khó tin là đúng 66 năm trước, vào đúng ngày này, một cơn bão khác cũng tên Helene cũng đã đạt cường độ ngang với bão Helene hiện tại và gây thiệt hại lớn ở Mỹ. Sự trùng hợp này thực sự giống như sự lặp lại của lịch sử.
Bão Helene đổ bộ nước Mỹ: Cơn bão hung dữ nhất lịch sử, nước ngập mênh mông

Bão Helene đổ bộ nước Mỹ: Cơn bão hung dữ nhất lịch sử, nước ngập mênh mông

HHT - Cơn bão Helene đã vừa đổ bộ bang Florida (Mỹ) và nó được gọi là “cơn bão viết lại lịch sử”. Mạnh hơn cả bão Yagi (ở thời điểm bão Yagi đổ bộ nước ta), bão Helene gây nguy hiểm đến mức văn phòng Cảnh sát trưởng của một hạt đã đề nghị những người dân không chịu sơ tán hãy viết thông tin bản thân lên tay hoặc chân để sau này còn xác định danh tính.
Bão Helene mạnh ngang bão Yagi sắp đổ bộ nước Mỹ, ảnh mây trước bão rất đáng sợ

Bão Helene mạnh ngang bão Yagi sắp đổ bộ nước Mỹ, ảnh mây trước bão rất đáng sợ

HHT - Cơn bão Helene đang hướng về phía bang Florida (Mỹ), nơi nó được dự báo sẽ đổ bộ và trở thành một cơn bão lịch sử. Theo các số liệu thì cơn bão này có thể lớn hơn (về kích thước) và còn mạnh hơn, hoặc ít nhất là mạnh ngang bão Yagi khi đổ bộ. Hình ảnh vành mây của nó trông đã rất đáng sợ, như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên.