“Người hùng” nào cũng có khiếm khuyết, nhưng họ cũng có một điểm chung thực sự anh hùng!

“Người hùng” nào cũng có khiếm khuyết, nhưng họ cũng có một điểm chung thực sự anh hùng!
HHT - Bạn có thần tượng ai đó chỉ vì họ hoàn hảo không? Hẳn là không, nhưng cũng hẳn là họ có ít nhất một điểm gì đó thực sự đặc biệt!

Điều này có thể tất cả chúng ta đều đã biết: vào năm 1492, Columbus đã cho tàu rời cảng, bắt đầu chuyến thám hiểm đại dương.

Nhưng điều chúng ta có thể không biết là thế này: Ông ấy là một người hùng, hay không hẳn là như vậy?

Khi tôi còn nhỏ xíu, tôi đã học về những vĩ nhân của mọi thời đại. Columbus cũng nằm trong số đó. Ông ấy mạnh mẽ và can đảm, trung thành và trung thực; một học giả, một nhà hàng hải, một người tiên phong.

Nói cách khác: Một Người Hùng Hạng Nhất. Không còn gì phải bàn cãi.

Một hình minh họa về hành trình của Columbus.

Nhưng thời gian - và cả những người hùng - đều thay đổi. Nhiều nhà lịch sử hiện nay khẳng định rằng nhiều vĩ nhân cũng "lắm tài nhiều tật", người thì rất hay cáu bẳn, người thì từng bị đuổi học…

Còn Columbus… cũng có rất nhiều tài liệu mới cho rằng, ông ấy không phải là người phát hiện ra châu Mỹ, và ông ấy đối xử không tốt lắm với đội thủy thủ của mình, và ông ấy thích được chú ý …

Nói cách khác, ông ấy chưa chắc đã là Người Hùng Hạng Nhất.

Điều đó khiến tôi băn khoăn khi xem chương trình nói về tuần lễ kỷ niệm "Ngày Columbus", với những cuộc diễu hành và các cuộc thi tìm hiểu ở trường. Ý tôi là, tất cả chúng ta vẫn ăn mừng một ngày lễ về một người… chưa chắc đã là người hùng?

Nhưng khi xem kỹ về chương trình kỷ niệm "Ngày Columbus", tôi mới hiểu ra rằng, giải pháp cũng nằm ngay ở đó! Ở đây, không phải tất cả mọi người tôn vinh một con người cụ thể, mà chúng ta tôn vinh Tinh Thần đó. Đó là khi chúng ta nghĩ đến tinh thần tiên phong, can đảm, sẵn sàng phiêu lưu. Đó là ngày để nghĩ đến những người dũng cảm khác trong suốt lịch sử, sẵn sàng mở ra những cánh cửa mới bằng cách đi đến những nơi mà chưa ai khác đến, và làm những điều mà chưa ai từng làm!

Một hoạt động chào mừng Ngày Columbus.

Cho nên, chúng ta vẫn có thể gọi một ngày nào đó bằng tên của một người nổi tiếng. Như Thomas Edison. Như Neil Armstrong. Hay Chris Baker.

Bạn chưa bao giờ nghe nói đến Chris Baker? Chris Baker là thành viên của Câu lạc bộ Thể thao Mạo hiểm của trường ĐH Oxford hồi năm 1979. Vào ngày 1/4 năm đó, Baker là người đầu tiên buộc một sợi dây đàn hồi quanh mắt cá chân mình và nhảy xuống khỏi một cây cầu cao 76m (cầu treo CliftonBristol, Anh).

Một số người nói rằng Chris vốn là người rất thông minh và dám nghĩ dám làm, trong khi một số người khác gọi Chris là lập dị. Dù gì đi nữa, chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng, những gì Chris làm là rất can đảm. Táo bạo. Phiêu lưu. Và khá là phấn khích.

Cầu treo Clifton ở Anh.

Tất nhiên, bạn có thể không muốn mình can đảm theo kiểu của Chris Baker. Hoặc bạn có thể cũng không nghĩ mình thích thám hiểm như Columbus. Nhưng tôi thấy những người này đều có những đặc điểm tính cách chung rất đáng ngưỡng mộ và đáng ca ngợi: đó là sự tự tin, đó là việc dám ước mơ, lập kế hoạch và đủ kiên trì để thực hiện kế hoạch đó đến tận cùng. Và đó là điều tôi nghĩ rằng tất cả mọi người đều coi trọng: một tinh thần, chứ không chỉ là một con người. Bởi dù con người nào cũng có những khiếm khuyết, nhưng một số người có tinh thần thực sự rất anh hùng.

Cho dù nhiều nhà lịch sử vẫn không chắc rằng, bản thân con người đó thì có thực sự là một anh hùng siêu hạng hay không.

Theo INTERNET
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

HHT - Trong "Kì Công Diệu Nghệ", hai tác giả Đông Nguyễn và hoạ sĩ Kaovjets Ngujens giới thiệu 30 kĩ thuật và công nghệ nổi trội, cả du nhập lẫn tự sáng tạo, được ông cha ta ứng dụng vào đời sống trước thế kỉ XX. Trong đó, nổi bật nhất là các phát kiến quân sự và hàng hải - khiến người đọc tự hào trước những sáng tạo đáng điểm 10 của người Việt xưa.
Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

HHT - Kỳ nghỉ hè ngỡ như buồn tẻ và cô độc của Juan trở nên ngày một ly kỳ, thú vị, lôi cuốn hơn khi cậu bé nhận thấy những cuốn sách ở nhà bác không hề bình thường: Chúng lén lút tự di chuyển khi không ai để ý, chúng thay đổi và ăn trộm nội dung của nhau, chúng chỉ xuất hiện nếu muốn được đọc. Dường như chính những cuốn sách mới là chủ của thư viện.
"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

HHT - Những trang viết của nhà văn Đoàn Giỏi dẫn dắt người đọc vào những cuộc phiêu lưu, đến với những cánh rừng đước, đầm lầy, con nước Cửu Long, lắng nghe tiếng gọi hoang dã của muông thú, và đắm mình vào đời sống của những người dân Nam Bộ - những con người dung dị và đáng mến, nhưng cũng rất anh hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

HHT - Là cây bút quen thuộc với dòng sách kể chuyện về Sài Gòn xưa cũ mà hiện đại, nhà văn - nhà báo Phạm Công Luận trở lại với văn học thiếu nhi bằng hai quyển sách "Xóm thiên đường" và "Trang trại cuối rừng". Đây là hai tập truyện mở ra cánh cửa mời bạn đọc bước vào thế giới tuổi thơ ngộ nghĩnh, sống động và giàu tình yêu thương.
Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

HHT - Hai tập truyện tranh mới ra mắt trong bộ "Kí ức kiều bào" của hoạ sĩ người Pháp Clément Baloup đã hé lộ phần nào về đời sống xa xứ của các lính thợ, các chân đăng trong giai đoạn Thế chiến II. Bộ truyện tranh đã mở ra một phần lịch sử, qua kí ức của chính những người trong cuộc.