Những mốc thời gian hạnh phúc: Cơm lam của bà

Những mốc thời gian hạnh phúc: Cơm lam của bà
HHT - Từng hạt cơm đã được kết dính tạo thành một cái ống trắng mượt, thơm lừng. Tôi cầm lấy, ăn một miếng. Vị ngọt của gạo nếp lan tỏa khắp miệng. Tôi còn có thể cảm nhận được, vị thơm thanh mát của tre thấm trong từng hạt gạo.

Chẳng rõ từ khi nào, mà tôi chẳng thích đến đồ ngọt, chỉ mê mỗi cơm. Lúc đói, tôi thường lục khắp nhà mà chẳng thấy gì. Căn nhà trống vắng, chẳng một hơi ấm tỏa ra từ đồ ăn, hương thơm ngào ngạt đã tản đi từ lâu. Đó là lúc, tôi lại ngẩn ngơ nghĩ về ống lam của bà.

Khi còn nhỏ, tôi được về quê ngoại chơi. Ngoại tận mãi miền núi, có bao thứ hấp dẫn tôi, đặc biệt là đặc sản nơi đây. Chơi chán xong bụng tôi kêu ùng ục. Tôi mò vào bếp. Bếp ở đây thẫm một màu đất nâu, có thể ngửi được mùi nồng của đất, thanh mát của tre nứa, thơm ngọt của bánh trái. Tôi dựa vào cửa, đưa mắt vào trong, khói xám nghi ngút cả một khoảng không. Bà tôi ngồi ở đấy cặm cụi làm cơm, chẳng hiểu sao bà chịu được cái làn khói cay xè ấy. Bà nhìn thấy tôi, hỏi:

“Cháu bà vô đây làm gì vậy?”

Bà nói với giọng của người dân tộc Tày, nó hơi hơi khác so với giọng của tôi. Đôi lúc chính vì điều đó mà tôi khó lòng nào nghe hiểu được hết lời bà.

Tôi ôm bụng, vẻ mặt trở nên thật trẻ con, nói:

“Bà ơi! Bụng con giờ nó đang "biểu tình". Bà có gì ăn không?”

Những mốc thời gian hạnh phúc: Cơm lam của bà ảnh 1

Bà bật cười, khóe mắt xuất hiện nhiều nếp nhăn. Tôi giờ mới để ý, mắt bà hằng ngày còn tinh tường nhưng giờ đôi mắt sáng ấy có cảm giác nó hơi mờ đi, còn đỏ nữa, có lẽ vì làn khói xám kia. Bà nói với vẻ mặt đôn hậu, luôn hiện hữu nụ cười hiền hòa:

“Thế cháu có thích ăn cơm lam không? Bà làm cho.”

Nghe thấy món lạ, tôi hào hứng reo lên:

“Được ạ, bà làm cho cháu đi!”

Những mốc thời gian hạnh phúc: Cơm lam của bà ảnh 2

Bà im lặng, mỉm cười. Bà lom khom, đỡ cái lưng còng ra ngoài chặt tre. Tre làm cơm lam rất đặc biệt, phải ống nhỏ và bên trong còn có một lớp màng để dính với cơm. Bà vo gạo nếp rồi đong vào ống tre. Hạt gạo nếp tròn, mẩy, thơm lừng. Để tránh gạo tràn ra ngoài, bà còn lấy lá chuối nút chặt vào đầu ống. Rồi bà cho lên bếp nướng lên. Nướng thật lâu, tôi chờ mòn chờ mỏi, bỏ cả cơm tối chỉ để chờ bà làm cơm lam theo cách kì lạ kia. Tôi đứng ngoài cửa, nhanh chân chạy vào mặc cho làn khói đang nghi ngút kia xông vào, cay xè mắt. Nhìn thấy cơm lam, tôi mất hứng nói:

“Bà ơi! Cơm gì mà dài dài, đen sì vậy bà? Chẳng lẽ cháy?”

“Không cháy đâu cháu. Để bà vót "thay áo" cho nó nha!”

Những mốc thời gian hạnh phúc: Cơm lam của bà ảnh 3

Nói xong, bà cặm cụi lấy dao vót từng ống một, đột nhiên tôi thấy “áo đen” đâu mất mà chỉ toàn màu trắng. Bà tách ống ra, từng hạt cơm đã được kết dính tạo thành một cái ống trắng mượt, thơm lừng. Tôi cầm lấy, ăn một miếng. Vị ngọt của gạo nếp lan tỏa khắp miệng. Tôi còn có thể cảm nhận được, vị thơm thanh mát của tre thấm trong từng hạt gạo. Thật ngon! Tôi hỏi bà:

“Bà ơi! Sao ống lam này không cần nước mà chẳng cháy thế ạ?”

“Bí quyết bí mật của bà đấy!”

Mãi cho đến bây giờ câu hỏi đó vẫn còn lặp lại cũng như cái cách mà tôi mê mẩn từng hạt cơm của ống lam. Cơm lam làm tôi nhớ đến bà, người dân tộc Tày giản dị.

LÊ THỊ VIỆT HÀ

(Xóm 5, Thôn Minh Đức, Xã Bắc Sơn, Huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình)

Ảnh minh họa từ Internet

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Cuốn sách nâng trình kể chuyện "đỉnh chóp" cho các nhà sáng tạo nội dung trẻ

Cuốn sách nâng trình kể chuyện "đỉnh chóp" cho các nhà sáng tạo nội dung trẻ

HHT - Trong thế giới tràn ngập thông tin hiện nay, việc thu hút chú ý và truyền tải thông điệp trở thành thách thức không nhỏ, nhất là với các nhà sáng tạo nội dung thế hệ mới. Trong quyển sách "Kể chuyện hay là chết", tác giả Lisa Cron đã đưa ra nhiều chiến lược hữu ích giúp bạn tạo ra những câu chuyện đầy sức hút.
Một thời để nhớ: Bức chân dung đẹp nhất được chụp bởi rung động của trái tim

Một thời để nhớ: Bức chân dung đẹp nhất được chụp bởi rung động của trái tim

HHT - Khi Mẫn cắm bông, mồ hôi đọng trên trán nó từng hạt lớn. Ánh nắng ngoài cửa sổ cũng vàng sượm. Tớ đang lắp phim, bèn đưa máy lên bấm thử. Nghe tiếng xoạch, nhỏ Mẫn nhìn thẳng vào tớ, nở nụ cười mắc cỡ, hơi rụt rè, nhưng ánh mắt thật trìu mến. Tớ sững lại, rồi bấm luôn vài phát liên tiếp.