Những mốc thời gian hạnh phúc: Du học xứ người, nhớ Tết quê hương

Những mốc thời gian hạnh phúc: Du học xứ người, nhớ Tết quê hương
HHT - Bất chấp sự cố gắng phớt lờ đi những hình ảnh chuẩn bị đón Tết của bạn bè ở nhà chia sẻ trên Facebook, cảm giác hồi hộp, mong nhớ vẫn cứ chộn rộn trong lòng.

Năm nay là năm thứ hai tôi không đón Tết ở nhà, hay nói chính xác hơn là không có Tết. Bất chấp sự cố gắng phớt lờ đi những hình ảnh chuẩn bị đón Tết của bạn bè ở nhà chia sẻ trên Facebook, cảm giác hồi hộp, mong nhớ vẫn cứ chộn rộn trong lòng. Những kỉ niệm về những mùa Tết đi qua ùa về, ào ạt như cơn sóng chảy vào tâm trí người xa quê.

Nhớ những ngày giáp Tết, không phải tiếng ồn ào, huyên náo trong khu chợ cuối năm đánh thức tôi dậy, mà chính là đôi bàn tay lạnh buốt luồn vào lưng của mẹ khiến tôi không thể nào không bật tung chăn dậy dù vẫn còn mắt nhắm mắt mở. Giải quyết bữa sáng một cách nhanh chóng, tôi và nhỏ em bắt tay vào công cuộc dọn dẹp nhà cửa. Bốn chữ “dọn dẹp nhà cửa” nghe thì nhẹ nhàng, đơn giản, nhưng hàm chứa trong đó là tỉ thứ việc không tên, từ mấy việc lặt vặt như dọn lại bàn học, lau cửa sổ, cho đến những công việc chiếm cả đống thời gian như quét gầm giường, dọn tủ quần áo, sắp lại giá sách, hay quét và lau dọn phòng.

Những mốc thời gian hạnh phúc: Du học xứ người, nhớ Tết quê hương ảnh 1

Và sau đó, hai chị em sẽ xuống giúp bố trang hoàng tầng hai, mà vốn bình thường vừa là phòng khách, phòng ăn, vừa là căn bếp nấu nướng nhưng cũng lại gần như một cái kho chứa hàng của mẹ. Nhà bán hàng đồ ngọt quanh năm nên lúc nào cũng bừa bộn. Nhà dọn dẹp và trang trí xong, nhìn như căn nhà mới. Rèm được kéo xuống. Điện thoại vốn thường đặt ở ngăn trên cùng của cái giá gỗ nhỏ, nay chuyển xuống ngăn dưới, nhường chỗ cho cái lọ hoa “thập cẩm” mẹ vẫn cắm mỗi dịp Tết. Những chùm bóng đủ màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng được cột lên tấm rèm trắng cùng những dây kim tuyến lóng la lóng lánh, trông thật nổi bật, và rạo rực không khí năm mới làm sao.

Bữa cơm tất niên chiều 30, cả nhà quây quần bên nhau vui vẻ, đầm ấm, cùng háo hức đón chờ xem chương trình Táo quân năm nay có gì mới. Mẹ sẽ luôn nói mẹ thích nhất là nghe nghệ sĩ Tự Long tấu chèo, giọng ngọt lừ mà lại rất ấm. Bố và bé em thì cười như nắc nẻ khi xem những đoạn đối đáp dí dỏm giữa Nam Tào, Bắc Đẩu cùng các Táo. Còn con bé chị thì chút chút lại nhanh nhảu, lau chau chen vô bình phẩm.

Những mốc thời gian hạnh phúc: Du học xứ người, nhớ Tết quê hương ảnh 2

Rạo rực nhất là lúc đợi bắn pháo hoa. Đã từ lâu cả nhà không còn ra Bờ hồ đêm 30 để xem pháo hoa nữa, mà chọn ở nhà, cùng ngắm nhìn pháo hoa từ tứ phía bắn lên. Cảm giác náo nức, mong ngóng một cái gì quan trọng thật bồn chồn và rạo rực. Chốc chốc, con bé em lại chạy đi ngó cái đồng hồ, rồi kêu con bé chị: “Sao lâu thế chị nhỉ?”. Và cứ đúng vào lúc giao thừa, sau khi cúng và thắp hương xong, bố sẽ gọi vang khắp nhà, giọng hối hả, kéo cả ba mẹ con lên ban công tầng tư xem pháo hoa. Hai đứa sẽ chạy như bay lên trên gác, vịn vào ban công, kiễng chân, nghển cô để xem cho rõ, và rồi cùng reo lên rối rít: “Đẹp thế, nhìn kìa. Mẹ ợi, mẹ, nhanh lên đi, năm nay bắn đẹp lắm, mẹ à, nhanh lên đi mẹ....”

… Còn mấy tuần nữa là Tết về, ngay sau khi tôt kết thúc bài thi cuối kì, tôi vẫn chưa có dự định nào rõ ràng để làm cái Tết năm nay đủ đầy hơn, nhưng tôi biết nhất định tôi sẽ gọi về nhà, đòi xem bằng được Táo quân với mọi người, sẽ lại lau chau chen vô bình phẩm, rồi cùng cả nhà chờ đón pháo hoa, đón khoảnh khắc năm mới về…

DOÃN HỒNG LIÊN

(21 Phan Văn Trường, Cầu Giấy, Hà Nội)

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

HHT - Trong "Kì Công Diệu Nghệ", hai tác giả Đông Nguyễn và hoạ sĩ Kaovjets Ngujens giới thiệu 30 kĩ thuật và công nghệ nổi trội, cả du nhập lẫn tự sáng tạo, được ông cha ta ứng dụng vào đời sống trước thế kỉ XX. Trong đó, nổi bật nhất là các phát kiến quân sự và hàng hải - khiến người đọc tự hào trước những sáng tạo đáng điểm 10 của người Việt xưa.
Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

HHT - Kỳ nghỉ hè ngỡ như buồn tẻ và cô độc của Juan trở nên ngày một ly kỳ, thú vị, lôi cuốn hơn khi cậu bé nhận thấy những cuốn sách ở nhà bác không hề bình thường: Chúng lén lút tự di chuyển khi không ai để ý, chúng thay đổi và ăn trộm nội dung của nhau, chúng chỉ xuất hiện nếu muốn được đọc. Dường như chính những cuốn sách mới là chủ của thư viện.
"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

HHT - Những trang viết của nhà văn Đoàn Giỏi dẫn dắt người đọc vào những cuộc phiêu lưu, đến với những cánh rừng đước, đầm lầy, con nước Cửu Long, lắng nghe tiếng gọi hoang dã của muông thú, và đắm mình vào đời sống của những người dân Nam Bộ - những con người dung dị và đáng mến, nhưng cũng rất anh hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

HHT - Là cây bút quen thuộc với dòng sách kể chuyện về Sài Gòn xưa cũ mà hiện đại, nhà văn - nhà báo Phạm Công Luận trở lại với văn học thiếu nhi bằng hai quyển sách "Xóm thiên đường" và "Trang trại cuối rừng". Đây là hai tập truyện mở ra cánh cửa mời bạn đọc bước vào thế giới tuổi thơ ngộ nghĩnh, sống động và giàu tình yêu thương.
Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

HHT - Hai tập truyện tranh mới ra mắt trong bộ "Kí ức kiều bào" của hoạ sĩ người Pháp Clément Baloup đã hé lộ phần nào về đời sống xa xứ của các lính thợ, các chân đăng trong giai đoạn Thế chiến II. Bộ truyện tranh đã mở ra một phần lịch sử, qua kí ức của chính những người trong cuộc.