Những mốc thời gian hạnh phúc: "Trận chiến" áp chảo của bố mẹ ngày giáp Tết

Những mốc thời gian hạnh phúc: "Trận chiến" áp chảo của bố mẹ ngày giáp Tết
HHT - Mẹ ghé sát tai tôi thì thầm: “Kệ! Tao phải giận bố mày một tuần cho biết mặt!”. Và tôi với em gái đã biết được “một tuần của mẹ” là như thế nào.

Đó là vào những ngày cận Tết của năm ngoái, là ngày bố múc nốt những tô phở cuối cùng của năm, và là ngày mà mẹ gửi tặng những điều tốt đẹp nhất cho những đứa học trò ngây thơ. Để cùng nhau chiều hôm ấy trải chiếu ra ngoài sân, gói những chiếc bánh chưng xanh mướt đầu tiên. Mọi năm vẫn luôn vui vẻ như vậy, thế nhưng năm ấy lại có một chuyện hay ho như này xảy ra.

Vẫn sẽ là một buổi trưa bình thường như bao buổi trưa bình thường khác cho đến khi mẹ tôi đi làm về. “Chào anh yêu!”, lúc vui mẹ vẫn thường hay sến sẩm và trẻ con như thế. Bố con tôi cũng không lấy gì làm lạ, vẫn cười và thấy ấm lòng cho cái sự hài hước của mẹ. Mùi thơm từ bếp đã hấp dẫn và làm mẹ tò mò: “Hôm nay nấu gì mà thơm thế?!”. “Con áp chảo! Thơm khôông!!!!”. Tôi háo hức chờ đợi một lời khen nhưng đáp lại là nét mặt khó hiểu của mẹ: “Thịt lấy ở đâu ra đấy?”. Rất hồn nhiên, tôi trả lời: “Thì lúc nãy con với bố thấy có mấy miếng thịt ở đây này, thế là rủ nhau mang ra áp chảo thôi! Mà hôm nay mẹ mua được miếng thịt ngon thế!”.

Những mốc thời gian hạnh phúc: "Trận chiến" áp chảo của bố mẹ ngày giáp Tết ảnh 1

Nhìn đống thịt “tả tơi” ở góc bếp, mẹ rầu rĩ: “Ôi giời ơi thịt đấy mua để chiều gói bánh chưng cơ mààà! Ai bảo lấy cái này!”. Nói xong quay phắt sang thủ phạm chính, là bố tôi: “Sáng nay trước khi đi làm em đã bảo anh thịt này để chiều gói bánh chưng, thịt ăn ở trong tủ lạnh rồi cơ mà!”. Ông bố cầm cái muôi múc phở đứng ngẩn tò te nhìn vợ: “ Đâu, em bảo anh khi nào? Anh có biết đâu!”.

Và thế là trận giằng co bắt đầu.

“Rõ ràng sáng nay lúc đi em đã bảo anh rồi!”

“Có thấy bảo gì đâu. Bảo thì phải biết chứ!”

“Có mà anh không nhớ ý!”

“Chả thấy nói năng gì…”

“Sáng phải đi sớm mãi mới lấy được…”

“Ờ thì cứ thích thế đấy. Cứ làm thế đấy! Làm sao?”

“Thì bây giờ ra mua cái khác chứ làm sao!”

Và thế là trận chiến nghìn năm có một của hai vợ chồng ngót ngét tuổi 45 kết thúc gọn ghẽ trong cái giận dỗi xách làn ra chợ của mẹ và cái mặt nhăn nhó của bố. À, còn trong cái tủm tỉm cười của cô con gái đang đứng trong góc bếp lật miếng thịt… thơm điếc mũi.

Những mốc thời gian hạnh phúc: "Trận chiến" áp chảo của bố mẹ ngày giáp Tết ảnh 2

“Đáng yêu thật!”, tôi cảm thấy thế, về trận cãi vã của bố mẹ tôi. Sau đó, mẹ ghé sát tai tôi thì thầm: “Kệ! Tao phải giận bố mày một tuần cho biết mặt!”. Và tôi với em gái đã biết được “một tuần của mẹ” là như thế nào. Bắt đầu bằng một bữa tối im re như phim mất tiếng, có chăng chỉ nghe thấy tiếng đũa gắp thức ăn và tiếng của ông nội khi gặm xương, thỉnh thoảng pha mấy câu nói chuyện của chị em tôi cho không khí… bớt bớt.

Sáng hôm sau, mẹ vẫn đi chợ (rủ thêm tôi) và bố thì “thất nghiệp” ngồi bên nồi bánh chưng tán chuyện với thằng cháu họ. Và hóa ra “một tuần của mẹ” cũng chỉ có thế! Không biết hai người đã làm lành từ lúc nào và như thế nào nhưng ngay bữa cơm trưa hôm sau đó đã không còn tồn tại “sự im lặng chết chóc” nữa mà đã quay về với những tiếng cười. Ông nội còn chọc mẹ và bố hùa theo, cả nhà cười ồ lên.

Những mốc thời gian hạnh phúc: "Trận chiến" áp chảo của bố mẹ ngày giáp Tết ảnh 3

Đó là một trong số những mẩu kí ức khiến cho tôi cảm thấy ấm lòng nhất khi nhớ đến. Nó có mùi hương và sắc màu và âm thanh của một gia đình vui vẻ, đông đủ, sum vầy. Nó có thể sưởi ấm bất kỳ thời điểm giá lạnh nào khi tôi nhắm mắt và hồi tưởng lại. Đặc biệt là vào lúc này, khi những cơn gió lạnh len lén ùa về và những nụ đào hồng đã bắt đầu chúm chím. Lại sắp Tết rồi!

HOÀNG TÙNG LÂM

(Tổ 1, Phường Chiềng Sinh, Thành phố Sơn La) 

MỚI - NÓNG
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
HHT - Có một điều thú vị ở nhà văn Nguyễn Huy Tưởng mà những người yêu viết láchcó thể học hỏi, chính là việc ông rất chăm viết nhật ký. Bằng việc suy tư và chăm ghi chép lại những điều diễn ra xung quanh mình, Nguyễn Huy Tưởng dần tìm ra những quan niệm về nhân sinh, để đưa vào các tác phẩm do ông sáng tác. 

Có thể bạn quan tâm

Reply Y2K: Trái tim bí mật của cô bạn Bánh Cam "keo kiệt" của tuổi thơ tôi

Reply Y2K: Trái tim bí mật của cô bạn Bánh Cam "keo kiệt" của tuổi thơ tôi

HHT - Ba Bánh Cam mất sớm, má nó làm các loại bánh bột chiên, bỏ mối cho những người bán dạo. Có lần, Bánh Cam xách theo bọc bánh, mời bạn bè trong lớp. Mọi người xúm vô ăn. Mấy chục bánh nóng hổi hết sạch. Tới lúc đó, Bánh Cam mới dõng dạc: “Mỗi cái bánh 500 đồng. Trả tiền cho tui nha!”. Tụi bạn chưng hửng ngó nhau.
Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Đậu Ván vẫn ít nói, vẫn đeo kính và có lẽ vẫn mơ làm bác sĩ. Tớ nghĩ chẳng nghề nào hợp với cậu ấy hơn thế. Bởi những người có tính thương yêu thực sự, chẳng cần phô diễn ồn ào, luôn sẵn lòng cứu giúp những vật nhỏ nhất như Đậu Ván sẽ làm được rất nhiều điều tốt lành cho cuộc sống này.