Quy định mới về lỗi xe máy không chính chủ từ 2025, trường hợp nào sẽ bị phạt?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Việc xử phạt lỗi "xe không chính chủ" (chủ xe không làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe sang đứng tên của mình) chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe; qua công tác xử lý vụ việc vi phạm hành chính tại trụ sở đơn vị.

Trước đây, tại điểm a khoản 4 và điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định lỗi xe không chính chủ được hiểu là việc chủ xe không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.

Tuy nhiên, Nghị định 168/2024/NĐ-CP đã bãi bỏ quy định này. Cụ thể là theo điểm a khoản 3, điểm h khoản 7 Điều 32 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định thì lỗi xe không chính chủ là lỗi của chủ xe khi không làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe trong trường hợp thay đổi chủ xe theo quy định.

Quy định mới về lỗi xe máy không chính chủ từ 2025, trường hợp nào sẽ bị phạt? ảnh 1

(Ảnh minh họa từ Internet)

Về mức phạt lỗi xe máy không chính chủ năm 2025 thì được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 32 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, cụ thể:

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Không làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe trong trường hợp thay đổi chủ xe theo quy định;

- Không làm thủ tục đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe theo quy định;

- Lắp đặt, sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng trên xe gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Căn cứ các quy định nêu trên thì việc xử phạt lỗi "xe không chính chủ" (chủ xe không làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe sang đứng tên của mình) chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe; qua công tác xử lý vụ việc vi phạm hành chính tại trụ sở đơn vị.

Như vậy, việc mượn xe của người thân, bạn bè lưu thông trên đường sẽ không bị CSGT xử phạt về lỗi "xe không chính chủ".

Quy định mới về lỗi xe máy không chính chủ từ 2025, trường hợp nào sẽ bị phạt? ảnh 5
MỚI - NÓNG
Hàng nghìn học sinh lớp 7 tại TP Thái Bình phải hoãn kiểm tra học kỳ I môn Toán
Hàng nghìn học sinh lớp 7 tại TP Thái Bình phải hoãn kiểm tra học kỳ I môn Toán
HHT - Trước đó theo kế hoạch, ngày 8/1, học sinh khối lớp 7 ở các trường THCS trên địa bàn TP Thái Bình bước vào kỳ kiểm tra học kỳ I gồm 3 môn tiếng Anh, Toán (buổi sáng), môn Ngữ văn (buổi chiều). Tuy nhiên, khi đến thời gian kiểm tra môn Toán, giáo viên các trường đã cho học sinh ngồi nguyên trong lớp ôn tập đợi hết giờ theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

Khuyến cáo các ngưỡng chỉ số chất lượng không khí, mức nào nên cho học sinh nghỉ?

Khuyến cáo các ngưỡng chỉ số chất lượng không khí, mức nào nên cho học sinh nghỉ?

HHT - Các khuyến cáo này được Bộ Y tế đưa ra dựa trên chỉ số chất lượng không khí AQI. Theo đó, khi chỉ số AQI chất lượng không khí ở mức kém đã có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhất là nhóm người nhạy cảm, cần giảm hoặc hạn chế các hoạt động ngoài trời để tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí.
Cầu thủ ĐT Thái Lan đạp lên chân Ngọc Quang, vì sao trọng tài chỉ phạt thẻ vàng?

Cầu thủ ĐT Thái Lan đạp lên chân Ngọc Quang, vì sao trọng tài chỉ phạt thẻ vàng?

HHT - Trong trận Chung kết lượt đi AFF Cup 2024 giữa ĐT Việt Nam và ĐT Thái Lan, một cầu thủ của ĐT Thái Lan giẫm/ đạp mạnh lên chân Ngọc Quang của ĐT Việt Nam, nhưng trọng tài chỉ rút thẻ vàng. Nhiều khán giả cho rằng tình huống này cần thẻ đỏ. Trọng tài phạt như vậy là đúng hay sai, có phải trọng tài đã “nhẹ tay” với cầu thủ ĐT Thái Lan?