Sạc điện thoại theo cách siêu đặc biệt bằng… sầu riêng và mít

Sạc điện thoại theo cách siêu đặc biệt bằng… sầu riêng và mít
HHT - Theo nghiên cứu mới, thì những loại quả có nhiều mùi nhất thế giới này hóa ra lại có thể dùng để sạc đủ thứ đấy!

Bạn hãy thử tưởng tượng xem, sẽ thế nào nếu chúng ta có thể dùng các sản phẩm tự trồng được để tích trữ năng lượng, nhằm sạc những thiết bị điện tử thông dụng như sạc điện thoại di động, máy tính bảng, laptop, và thậm chí là cả xe đạp điện?

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Sydney (Úc) đã hiện thực hóa ý tưởng này, bằng cách phát triển một phương thức dùng những phần bỏ đi của sầu riêng và mít để lưu giữ năng lượng.

Tất cả những phần không ăn được của quả sầu riêng sẽ được dùng làm sạc điện thoại?

Giảng viên Vincent Gomes giải thích rằng, ông và các đồng sự đã biến những loại quả nhiệt đới này thành các “siêu tụ điện”. Nghiên cứu của họ đã được đăng trên Tạp chí Tích trữ Năng lượng.

Sầu riêng và mít có thể tích điện để sạc điện thoại sao?!

“Chúng tôi dùng một kỹ thuật không độc, áp dụng cách làm nóng trong nước và đông khô những phần không dùng được của hai loại quả này” – Gomes giải thích – “Từ đó, sầu riêng và mít được biến thành loại siêu vật liệu carbon aerogel – vật liệu rắn cực nhẹ, có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực. Vật liệu này tạo nên những siêu tụ điện rất tốt, vì chúng xốp và có nhiều lỗ nhỏ li ti”.

Vỏ sầu riêng là vật liệu hoàn hảo để tạo nên các siêu tụ điện.

Sau đó, aerogel từ trái cây này sẽ được dùng để tạo nên những điện cực, và chúng đã chứng minh được khả năng tích điện tuyệt vời. Không những vậy, thiết bị tích trữ năng lượng trong nghiên cứu này chỉ nhỏ bằng một cục pin thôi. Vì vậy, chúng ta có thể đem theo để sạc pin điện thoại, máy tính bảng… chỉ trong vài giây, nhanh và tiết kiệm hơn những cách hiện tại rất nhiều.

Tại sao lại là sầu riêng và mít?

Cũng theo giảng viên Gomes, thì: “Chúng tôi chọn quả sầu riêng và mít, vì những phần bỏ đi của chúng chính là loại vật liệu tự nhiên rất phù hợp để tạo ra aerogel dạng xốp. Hơn nữa, hai loại quả này rất nhiều mùi, nên những phần bỏ đi của chúng thì người ta cũng chỉ muốn vứt đi ngay, chẳng dùng làm gì khác cả, nên đó là nguồn vật liệu cực kỳ rẻ”.

Chà, chúng ta sắp có cách sạc điện thoại vô cùng thân thiện với môi trường rồi!

Vậy là, sắp tới, chúng ta sẽ có một cách sạc điện thoại rất thân thiện với môi trường và chẳng hề làm Trái Đất nóng lên nữa rồi!

Theo UNIVERSITY OF SYDNEY
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?