Số người bị ốm đột nhiên tăng mạnh ở nhiều nước, nên làm gì để phòng tránh?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Trong khoảng hơn một tháng qua, số người bị ốm bỗng nhiên tăng mạnh ở nhiều nước, cả ở châu Á lẫn châu Âu và Mỹ. Thậm chí, có những người khẳng định rằng mình “không bao giờ ốm” giờ đây cũng ốm. Có những người chưa từng có biểu hiện dị ứng bỗng nhiên bị dị ứng. Các bác sĩ nói gì về việc này?

Suốt hơn một tháng qua, rất nhiều người có các triệu chứng giống như cảm cúm hoặc cảm lạnh: Hắt hơi, ngạt mũi, ho, ngứa họng, mệt mỏi. Ai cũng tự hỏi không biết đó có phải là COVID-19 không, hay là cảm cúm. Số người trưởng thành bị những triệu chứng này cũng tăng vọt.

Các bác sĩ ở Mỹ cho rằng, ngoài những trường hợp bị COVID-19 thật (số ca COVID đúng là có tăng lên ở nhiều nước), thì đa số các trường hợp còn lại là dị ứng theo mùa (cũng có khi được gọi là dị ứng phấn hoa hay dị ứng thời tiết).

Bác sĩ Clifford Bassett, chuyên khoa dị ứng ở ĐH New York (Mỹ), cho biết, nhiều bệnh nhân đến và nói đây là lần đầu tiên họ phải đi gặp bác sĩ: “Họ đều bảo: “Tôi không hiểu tại sao mình lại ốm!!!””.

Số người bị ốm đột nhiên tăng mạnh ở nhiều nước, nên làm gì để phòng tránh? ảnh 1

Rất nhiều người bị ốm trong khoảng hơn một tháng qua. Ảnh: Colorado Pain Care.

Bác sĩ Michele Phạm ở ĐH California San Francisco, cũng nhận thấy xu hướng này. Bác sĩ Phạm nói: “Có những bệnh nhân nói họ có những triệu chứng như cảm cúm, trong khi trước đây họ chẳng bao giờ bị cảm; hoặc có những người từng bị dị ứng nhưng các triệu chứng năm nay trầm trọng hơn”.

Các bác sĩ cho rằng nguyên nhân gốc chính là sự biến đổi khí hậu.

“Mùa phấn hoa bây giờ dài hơn khoảng 3 tuần so với trước kia, và lượng phấn hoa trong không khí cũng nhiều hơn 20%” - theo bác sĩ Neelu Tummala, chuyên khoa tai mũi họng ở ĐH George Washington, trích dẫn từ một nghiên cứu.

Số người bị ốm đột nhiên tăng mạnh ở nhiều nước, nên làm gì để phòng tránh? ảnh 2

Mùa phấn hoa kéo dài hơn so với trước đây. Ảnh: NBC News.

Bác sĩ Tummala giải thích: Vì nhiệt độ lõi Trái Đất tăng lên, mặt đất tan băng giá sớm hơn, “đánh thức” cây cối khỏi giấc ngủ Đông, khiến cây ra hoa và tạo phấn hoa sớm hơn bao giờ hết. Mà không chỉ mùa phấn hoa kéo dài hơn, lượng phấn hoa cũng “bùng nổ”, do việc đốt nhiên liệu (cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự nóng lên của Trái Đất) làm tăng khí CO2. Mà khi lượng CO2 tăng thì cây cối tạo ra nhiều phấn hoa hơn. Toàn bộ hiện tượng này được gọi là “cơn bão phấn hoa”.

“Cơn bão phấn hoa” khiến nhiều người có các triệu chứng “bị ốm” hơn, triệu chứng kéo dài và căng thẳng hơn, ảnh hưởng đến giấc ngủ và nhận thức của con người. Những triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ho đều nặng nề hơn.

ặc biệt, nhiều người bị ngứa họng, mũi và mắt - đây là đặc trưng của dị ứng. Nếu bị nhiễm trùng đường hô hấp hoặc bị cảm thì người bệnh không bị ngứa như vậy.

Số người bị ốm đột nhiên tăng mạnh ở nhiều nước, nên làm gì để phòng tránh? ảnh 3

Các triệu chứng giống cảm cúm mà đi kèm với cảm giác ngứa (mũi, mắt, họng) có thể là do dị ứng. Ảnh: Getty.

Nhưng tất nhiên, cũng không ít người có những triệu chứng tưởng như dị ứng, nhưng đi khám thì lại là COVID, theo bác sĩ Phạm. Còn nữa, phấn hoa trong không khí có thể là một “người vận chuyển” hiệu quả cho các loại virus, nên lượng phán hoa tăng cũng khiến con người dễ nhiễm các loại virus hơn (kể cả người không bị dị ứng). Mà vì biến đổi khí hậu, con người không kịp thích nghi thì sức đề kháng lại giảm.

Với những người bị dị ứng mùa, bác sĩ Phạm khuyên nên dùng những loại thuốc chống dị ứng phổ biến có bán ở các hiệu thuốc, ngoài ra nên nhỏ mắt, xịt mũi, bôi kem dưỡng da theo hướng dẫn của bác sĩ.

Còn các cách phòng dị ứng và phòng nhiễm virus do “cơn bão phấn hoa” là:

- Đội mũ, đeo kính khi ra ngoài trời.

- Thay và giặt quần áo thường xuyên.

- Nếu ở ngoài trời lâu thì về nên tắm rửa.

- Nếu thích hoạt động ngoài trời, nên chọn buổi sáng vì đó là khi lượng phấn hoa thấp hơn.

Số người bị ốm đột nhiên tăng mạnh ở nhiều nước, nên làm gì để phòng tránh? ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?