Tại sao bão suy yếu và tan nhưng vẫn tiếp tục gây mưa, thậm chí có thể mưa rất to?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) suy yếu nhanh chóng sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta vào sáng sớm 23/7. Mặc dù hiện nay chỉ còn tàn dư của bão nhưng từ chiều qua đến sáng nay, mưa lớn vẫn tiếp diễn ở nhiều nơi. Tại sao khi bão tan lại vẫn có mưa lớn, thậm chí có những cơn bão đã tan mà còn gây mưa kéo dài?

Từ chiều qua đến sáng nay, mưa to đã diễn ra ở nhiều nơi tại miền Bắc nước ta. Tính từ 19h ngày 23/7 đến sáng 24/7, lượng mưa ở một số nơi là rất lớn, như Chương Mỹ (Hà Nội) 333,4 mm, Thuận Châu (Sơn La) 158 mm, Thu Lũm (Lai Châu) 120,4 mm, Tiến Sơn (Hòa Bình) 189 mm…, theo ứng dụng Vrain.

Mà từ chiều tối qua, bão số 2 đã tan dần, chỉ còn tàn dư của bão. Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC) của Mỹ hôm qua cũng đã phát bản tin cảnh báo cuối cùng về cơn bão/ áp thấp nhiệt đới này. Vậy tại sao sau khi bão tan lại vẫn tiếp tục có mưa lớn?

Tại sao bão suy yếu và tan nhưng vẫn tiếp tục gây mưa, thậm chí có thể mưa rất to? ảnh 1

Một số cây ở Hà Nội bị gãy do ảnh hưởng của tàn dư bão số 2. Ảnh: Hoa Học Trò.

Thực tế, những cơn bão hút một lượng lớn hơi ẩm từ ngoài biển và chúng đưa hơi ẩm này vào trong đất liền. Tàn dư của bão cũng vẫn mang rất nhiều hơi ẩm. Chính hơi ẩm này tiếp tục gây mưa. Sự xoáy và chênh lệch nhiệt độ của một cơn bão cũng tạo ra sự bất ổn định về khí quyển, điều này cũng dẫn tới mưa lớn ngay cả khi cơn bão đã suy yếu. Đặc biệt, mưa lớn thường xảy ra ở vùng núi vì khi gió mang theo rất nhiều hơi ẩm tương tác với địa hình đồi núi, không khí sẽ bay lên cao, càng làm tăng lượng mưa.

Ngoài ra, bão thường xảy ra vào mùa hè, khi không khí có độ ẩm cao, nên càng dễ có mưa sau bão.

Những yếu tố trên khiến một lượng mưa đáng kể vẫn có thể trút xuống sau khi bão đã suy yếu và tan. Việc mưa sau bão kéo dài bao nhiêu lâu thì còn phụ thuộc vào kích thước, cường độ và đường đi của cơn bão đó.

Tháng 10 năm ngoái, Hong Kong (Trung Quốc) đã bị ngập lụt nặng vì tàn dư của bão Koinu (ở nước ta gọi là bão số 4 năm 2023) đã gây mưa lớn kỷ lục, khiến nhiều hoạt động ở nơi này phải tạm dừng.

Tại sao bão suy yếu và tan nhưng vẫn tiếp tục gây mưa, thậm chí có thể mưa rất to? ảnh 2

Tàn dư của bão Koinu gây mưa lớn ở Hong Kong (Trung Quốc) vào tháng 10/2023. Ảnh: Reuters.

Mưa sau bão được coi là nguy hiểm vì có thể gây ngập lụt, lũ, sạt lở đất, do đó người dân luôn được cảnh báo là không nên chủ quan dù bão đã tan.

Ở miền Bắc nước ta, hôm nay, 24/7, tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông. Từ chiều đến tối nay, mưa ở Đông Bắc Bộ giảm dần, còn ở Tây Bắc Bộ thì có thể đến ngày mai mới giảm mưa.

Tại sao bão suy yếu và tan nhưng vẫn tiếp tục gây mưa, thậm chí có thể mưa rất to? ảnh 6
MỚI - NÓNG
Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?
Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?
HHT - Trong khi bão số 3 (bão Yagi) đang đi sâu vào đất liền, trên các mạng xã hội, có một số người khuyên rằng khi có bão, nên mở hé cửa sổ hoặc để một cửa nào đó mở nhằm giảm áp suất không khí trong nhà, giúp giảm nguy cơ bị tốc mái, vỡ cửa sổ và các kiểu hư hại khác. Đây có phải là việc nên làm trong cơn bão không?

Có thể bạn quan tâm

Bão số 3 có khả năng đổ bộ vào những địa phương nào, Hà Nội có thể có gió cấp mấy?

Bão số 3 có khả năng đổ bộ vào những địa phương nào, Hà Nội có thể có gió cấp mấy?

HHT - Các mô hình dự báo của các cơ quan khí tượng lớn trên thế giới chưa có sự thống nhất về nơi mà bão số 3 (bão Yagi) có thể đổ bộ vào nước ta trong vài ngày tới. Vậy tổng hợp lại, những địa phương nào ở nước ta có thể là nơi bão số 3 đổ bộ? Ở Thủ đô Hà Nội, gió có thể mạnh đến cấp bao nhiêu?
Trùng hợp lạ giữa bão số 3 (Yagi) với một cơn bão đổ bộ nước ta đúng 10 năm trước

Trùng hợp lạ giữa bão số 3 (Yagi) với một cơn bão đổ bộ nước ta đúng 10 năm trước

HHT - Cơn bão số 3 (bão Yagi) được dự báo sẽ đổ bộ miền Bắc nước ta vào cuối tuần này, lúc đó là bão rất mạnh. Có một điều trùng hợp kỳ lạ là đúng 10 năm trước, có một cơn bão đổ bộ miền Bắc nước ta cũng vào tháng 9 Dương lịch với đường đi khá giống bão Yagi. 2 cơn bão này còn có những điểm giống nhau đáng ngạc nhiên nữa.