Tân Thủ khoa ĐH KHXH&NV TP.HCM chia sẻ bí kíp học Văn: Không học nhiều thầy cô vì dễ loạn

HHT - Tân thủ khoa ĐH KHXH&NV TP.HCM gọi tên Nguyễn Hữu Hưng (cựu học sinh lớp 12A1, trường THPT Hòa Đa, Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận). Những kinh nghiệm dày dạn của cậu bạn chắc chắn mang đến những phương pháp ôn thi ấn tượng và cực bổ ích cho teen 2K3 chuẩn bị cho mùa thi sắp tới. 

Với 29,25 điểm/ 3 môn tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Nguyễn Hữu Hưng trở thành tân Thủ khoa trường ĐH KHXH&NV TP.HCM với môn Ngữ văn: 9.5 điểm, môn Lịch sử 9.75 điểm, môn Địa lý 10 điểm. Trở thành tân thủ khoa của một trường đại học có điểm chuẩn thuộc hàng top cùng với việc trải qua một mùa thi đặc biệt nhất lịch sử do chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 tạo nhiều cảm xúc khó tả cho chàng trai.

Tân Thủ khoa ĐH KHXH&NV TP.HCM chia sẻ bí kíp học Văn: Không học nhiều thầy cô vì dễ loạn ảnh 1 Nguyễn Hữu Hưng - Tân Thủ khoa ĐH KHXH&NV TP.HCM năm 2020 - Ảnh: NVCC

Hữu Hưng khá bất ngờ vì không nghĩ rằng, điểm của mình sẽ đỗ Thủ khoa. Bạn chia sẻ: "Mình cũng nghĩ sẽ có bạn cao điểm hơn như 29.5, 29.75 và thậm chí là 30 điểm bởi vì điểm năm nay khá là dễ. Đến trưa, khi công bố danh sách điểm cao nhất có tên mình, mình rất là vui và có hơi…ngỡ ngàng, bởi vì không nghĩ sự cố gắng của mình lại có kết quả cao như thế."

Nói về phương pháp ôn Văn của bản thân, Hưng cho rằng chỉ nên nghe một thầy/ cô thôi vì môn Văn là môn chủ yếu thiên về cảm xúc nên mỗi người sẽ có một cảm xúc khác nhau. Nếu như nghe nhiều thầy cô thì sẽ có thể bị loạn, đồng thời đọc thêm nhiều sách tham khảo, lấy ý chính, những câu văn hay để học hỏi được cách hành văn và sử dụng từ ngữ. Đồng thời là phải nhớ dẫn chứng, nhận định để tăng sức thuyết phục.

Đối với môn Sử và Địa, điều đầu tiên Hưng làm chính là phải học chắc sách giáo khoa. Hưng chia sẻ chi tiết: "Nhưng mà nói thì không dễ, vì một quyển sách thì không thể nào nhớ được hết từng câu, từng chữ. Trong khi đó, Bộ thường lấy những phần nhỏ, in nghiêng. Đây lại là những phần mà các bạn thường bỏ qua. Cho nên mình nghĩ là các bạn cần đọc, hiểu và có những thuyết giải để từ đó có thể nhớ lâu hơn và ứng dụng được trong bài thi."

Hưng không tạo quá nhiều áp lực học phải đạt điểm cao với bản thân. Hưng sẽ nhìn vào thành tích nhỏ nhỏ mà mình đạt được trước đây mà tiếp tục phấn đấu. Hưng nói: "Học đối với Hưng không phải là thời khóa biểu, lịch học cố định mà thấy tự bản thân lúc nào tiếp thu được nhiều kiến thức thì học. Lúc nào cảm thấy quá mệt mỏi thì có thể xem phim, đọc sách hoặc đi dạo chơi quanh quẩn đâu đó để đầu óc mình có thể nhẹ nhàng hơn."

Với số điểm cao nhất trường ĐH KHXH&NV TP.HCM năm 2020, cậu bạn dễ dàng lựa chọn ngành học mong muốn và Hưng chọn ngành Báo chí - ngành có điểm chuẩn cũng thuộc hàng top của trường. Đây hoàn toàn là quyết định của Hưng và Hưng tin việc tự lựa chọn sẽ tạo trách nhiệm để sau này nếu có gặp sai lầm gì thì cũng không thế trách ai được. Việc chọn ngành Báo chí cũng là do sở thích đi du lịch, đi đến nhiều nơi và thích tìm hiểu nét đặc trưng của một số nền văn hóa ở những vùng miền khác nhau thông qua công việc năng động như ngành Báo chí. 
Tân Thủ khoa ĐH KHXH&NV TP.HCM chia sẻ bí kíp học Văn: Không học nhiều thầy cô vì dễ loạn ảnh 2 Sở thích đi du lịch chính là lí do lớn nhất mà anh chàng quyết định chọn ngành Báo chí để học tập trong 4 năm đại học sắp tới - Ảnh: NVCC
Tân Thủ khoa ĐH KHXH&NV TP.HCM chia sẻ bí kíp học Văn: Không học nhiều thầy cô vì dễ loạn ảnh 3

Hưng (đeo kính, đứng ở giữa tấm hình) thường xuyên tham gia các hoạt động trường - Ảnh: NVCC

Tân Thủ khoa ĐH KHXH&NV TP.HCM chia sẻ bí kíp học Văn: Không học nhiều thầy cô vì dễ loạn ảnh 4

Trong trường, Hưng nhận được rất nhiều sự yêu mến từ các thầy cô - Ảnh: NVCC

Tân Thủ khoa ĐH KHXH&NV TP.HCM chia sẻ bí kíp học Văn: Không học nhiều thầy cô vì dễ loạn ảnh 5

Hưng (đeo kính, đằng sau cô chủ nhiệm) chụp ảnh cùng tập thể lớp 12A1 - Ảnh: NVCC

Tân Thủ khoa ĐH KHXH&NV TP.HCM chia sẻ bí kíp học Văn: Không học nhiều thầy cô vì dễ loạn ảnh 6

Anh chàng quả là minh chứng "tuổi trẻ tài cao", các bạn nhỉ? - Ảnh: NVCC

Hưng mong muốn sau này có thể trở thành một biên tập viên "xịn sò" trong đài truyền hình để có thể được góp mặt trên sóng hoặc là tham gia vào các khâu hậu kỳ như biên tập, sửa chữa, góp ý bài,… hay là tạo ra một sản phẩm nào đó cho riêng mình.

Nói về lời khuyên dành cho teen 2K3 - những thí sinh của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2021, Hưng chia sẻ: "Mình nghĩ năm sau sẽ không có tên là kỳ thi tốt nghiệp nữa mà sẽ là kỳ thi THPTQG như năm 2017, 2018 và 2019. Vì năm nay do tình hình dịch nên học sinh nghỉ học nhiều, dung lượng kiến thức được học cũng không được nhiều, kỳ thi đã được triển khai như thế. Cộng với số lượng thí sinh tăng lên, đề thi bắt buộc phải có những câu hỏi khó hơn chứ không thể đơn giản như năm 2020. Các bạn cứ tự tin ôn thi và thể hiện mình thật tốt thì sẽ ổn."

Tân Thủ khoa ĐH KHXH&NV TP.HCM chia sẻ bí kíp học Văn: Không học nhiều thầy cô vì dễ loạn ảnh 7
MỚI - NÓNG
Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?
Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?
HHT - Trong khi bão số 3 (bão Yagi) đang đi sâu vào đất liền, trên các mạng xã hội, có một số người khuyên rằng khi có bão, nên mở hé cửa sổ hoặc để một cửa nào đó mở nhằm giảm áp suất không khí trong nhà, giúp giảm nguy cơ bị tốc mái, vỡ cửa sổ và các kiểu hư hại khác. Đây có phải là việc nên làm trong cơn bão không?

Có thể bạn quan tâm

Bí thư T.Ư Đoàn Ngô Văn Cương dự khai giảng cùng học sinh dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình

Bí thư T.Ư Đoàn Ngô Văn Cương dự khai giảng cùng học sinh dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình

Sáng 5/9, đoàn công tác T.Ư Đoàn do đồng chí Ngô Văn Cương - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn đã tham dự Lễ khai giảng năm học mới và trao tặng nhiều phần quà ý nghĩa tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT Đà Bắc (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình).