Byron Denton, một vlogger sống ở Anh bắt đầu đăng những bức ảnh của mình lên Instagram vào cuối tháng 1 vừa qua. Những hình hình thể hiện cậu một thiếu niên giàu có, có cuộc sống sang chảnh. Nhưng thực tế Byron không hề khá giả. Chàng trai 19 tuổi chỉ muốn thực hiện một thử nghiệm để xem việc giả mạo lối sống hào nhoáng có dễ dàng hay không. Bất ngờ là cư dân mạng đều tin tưởng những bức ảnh đã qua chỉnh sửa của Byron.
![]() |
Trên YouTube cá nhân của mình, Byron cho biết cậu được truyền cảm hứng từ YouTuber George Mason, một người giả vờ đi nghỉ sang chảnh một tuần rồi đăng ảnh "sống ảo" để nhận được nhiều lượt thích. "Tôi thấy rất nhiều người giả vờ đi đâu đó hay mua sắm sang chảnh vào cuối tuần hay ngày lễ. Nên tôi đã nghĩ ra ý tưởng tiếp cận mạng xã hội theo cách này".


Byron mong muốn đi tìm đáp án cho câu hỏi vì sao mọi người luôn theo dõi những người nổi tiếng, giàu có trên mạng xã hội. “Tôi luôn tự hỏi liệu có phải mọi người bị ám ảnh bởi những cuộc sống như mơ của các cậu ấm, cô chiêu nhà giàu, điều mà hầu như chẳng ai có thể đạt được.”
Bằng chứng là có. Bức ảnh chụp Byron ngồi trên một chiếc máy bay riêng nhận được hơn 1000 lượt yêu thích chỉ sau 7 giây. Không những thế, cậu còn tiết lộ rằng lượt thích trên mạng xã hội sẽ phụ thuộc rất nhiều vào trang phục mà bạn mặc hay địa điểm mà bạn đến. Khi cậu mặc quần áo bình thường mà không phải những thiết kế đắt tiền, bài đăng chỉ nhận được 2.234 lượt thích. Nhưng khi Byron diện trang phục do nhà thiết kế nổi tiếng thực hiện, tấm ảnh tăng vọt lên 12.000 lượt like.
![]() |
Với cư dân mạng, các bức ảnh “sống ảo” của Byron đều là thật. Cậu còn cho biết từ khi từ khi trở nên nổi tiếng, chỉ có người nhà và bạn bè thân thiết nhắn tin tò mò quan tâm, còn lại chẳng có ai nghi nghờ sự chân thật của những bức ảnh. Trong suốt tuần, các bình luận, lượt thích và lượt theo dõi trên Instagram của Byron tăng lên với tốc độ chóng mặt.
![]() |
Byron tiết lộ rằng mình thường sử dụng các ứng dụng chỉnh sửa ảnh như FaceTune, PicsArt và Adobe Photoshop Lightroom. Byron thường ghép ảnh bằng FaceTune và PicsArt. Thời gian trung bình để “sản xuất” ra một bức ảnh nghìn like như vậy là khoảng 45 phút.
Với Byron và nhiều người, toàn bộ thử nghiệm này không chỉ mang tính giải trí mà còn là một bài học về sức mạnh truyền thông.