Thái Lan liên tục ghi nhận rung chấn, có phải vẫn là do động đất ở Myanmar?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Mặc dù trận động đất mạnh ở Myanmar đã xảy ra từ hơn 10 ngày trước nhưng đến nay ở Thái Lan vẫn liên tục có rung chấn. Một số rung chấn có cường độ ở mức người dân ở nhà mặt đất vẫn cảm nhận được.

16 chấn động có cường độ 1,9 đến 3,8 độ Richter đã được ghi nhận tại các tỉnh Chiang Mai và Mae Hong Son ở phía Bắc Thái Lan chỉ trong buổi sáng ngày thứ Hai, theo trang Bangkok Post.

Đơn vị Quan sát Động đất của Thái Lan cho biết, các chấn động này xảy ra từ khoảng 4h22’ sáng đến 10h57’ sáng. Trong số các chấn động đó, có 10 chấn động được ghi nhận ở Chiang Mai, nơi thu hút rất nhiều du khách.

Do các rung chấn này không mạnh nên người dân ở cả hai địa phương trên đều chỉ cảm thấy khoảng 3 lần chấn động, là khi có các rung chấn mạnh 3,2 đến 3,8 độ Richter. Theo trang The Nation, người dân nói rằng có thấy mặt đất rung chuyển, những người ở nhà mặt đất cũng cảm thấy chứ không chỉ ở nhà cao tầng.

Thái Lan liên tục ghi nhận rung chấn, có phải vẫn là do động đất ở Myanmar? ảnh 1

Nhiều rung chấn đã được ghi nhận ở phía Bắc Thái Lan, gần Myanmar. Ảnh: Bangkok Post.

Các rung động này được cho là vẫn do các dư chấn sau trận động đất ở Myanmar hôm 28/3. Vì mặc dù các dư chấn thường xảy ra nhiều và mạnh trong vòng 1 - 2 ngày sau động đất, và trong phạm vi khoảng 50 km tính từ tâm chấn của trận động đất chính, theo Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), nhưng cũng có những khi dư chấn xảy ra cách tâm chấn của trận động đất chính hàng trăm km và sau trận động đất chính nhiều tuần.

Tuy nhiên, tần suất và cường độ của các dư chấn sẽ giảm dần theo thời gian (rõ nhất sau khoảng 18 ngày, theo trang xuất bản nghiên cứu khoa học SCIRP).

Thái Lan liên tục ghi nhận rung chấn, có phải vẫn là do động đất ở Myanmar? ảnh 2

Người dân Myanmar trú tạm trong những chiếc lều dựng ở gần đường ray sau trận động đất hôm 28/3. Ảnh chụp ngày 4/4. Ảnh: Stringer/ Reuters.

Theo các nhà chức trách địa phương, động đất ở Myanmar cũng đã gây nứt một vài tòa nhà ở Chiang Mai. Tình hình các sự kiện địa chấn vẫn đang được các cơ quan liên quan theo dõi chặt chẽ, đồng thời người dân được khuyên nên sửa chữa, cải thiện chất lượng nhà cửa theo những cách phù hợp với nhà mình.

Thái Lan liên tục ghi nhận rung chấn, có phải vẫn là do động đất ở Myanmar? ảnh 6
MỚI - NÓNG
Vụ 4,9 triệu đồng tiền taxi, xe ôm: Bé gái đang nằm viện được điều trị miễn phí
Vụ 4,9 triệu đồng tiền taxi, xe ôm: Bé gái đang nằm viện được điều trị miễn phí
HHT - Liên quan đến vụ tài xế taxi “chặt chém” gia đình một bé gái 13 tuổi từ Lào Cai khi xuống Hà Nội chữa bệnh đang thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận. Trong diễn biến mới nhất, đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương xác nhận bé gái hiện đang được điều trị hoàn toàn miễn phí nhờ sự chung tay hỗ trợ từ bảo hiểm y tế, bệnh viện và các nhà hảo tâm.

Có thể bạn quan tâm

Liệu bão số 1 Wutip có vào Vịnh Bắc Bộ không và có thể gây ảnh hưởng thế nào?

Liệu bão số 1 Wutip có vào Vịnh Bắc Bộ không và có thể gây ảnh hưởng thế nào?

HHT - Các mô hình dự báo đang đưa ra những khả năng hơi khác nhau về đường đi của cơn bão số 1 (tên quốc tế là Wutip). Trong đó, nhiều mô hình đã nhận định bão số 1 sẽ đi lệch sang phía Tây nhiều hơn so với những dự báo ban đầu, tức là khả năng cơn bão này vào Vịnh Bắc Bộ đã tăng lên. Trong trường hợp đó, nó có thể ảnh hưởng thế nào đến thời tiết miền Bắc nước ta?
Miền Bắc sắp tăng nhiệt, Hà Nội có thể lại đạt mức nắng nóng đặc biệt gay gắt

Miền Bắc sắp tăng nhiệt, Hà Nội có thể lại đạt mức nắng nóng đặc biệt gay gắt

HHT - Mưa dông ở miền Bắc có xu hướng giảm dần còn nhiệt độ có xu hướng tăng. Dự báo miền Bắc sẽ đón một đợt nắng nóng mới sau khi áp thấp nhiệt đới/ bão trên Biển Đông tan đi. Hà Nội lại có thể đạt mức nắng nóng đặc biệt gay gắt, và như vậy là trong mấy tuần gần đây, cứ đến cuối tuần là thời tiết Hà Nội lại nóng căng thẳng.
ATNĐ có thể thành bão số 1 ở Biển Đông, liệu có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta?

ATNĐ có thể thành bão số 1 ở Biển Đông, liệu có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta?

HHT - Vùng áp thấp đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông. Hiện tại các mô hình đã đi đến thống nhất trong dự báo rằng ATNĐ này có khả năng cao sẽ mạnh lên thành bão, nếu vậy đây sẽ là cơn bão số 1 năm 2025. Các dự báo cũng cho rằng ATNĐ này có thể ảnh hưởng đến thời tiết nước ta.