Thời điểm để bạn bắt đầu bất kỳ việc gì bạn yêu thích, chính là bây giờ

Thời điểm để bạn bắt đầu bất kỳ việc gì bạn yêu thích, chính là bây giờ
HHT - Nếu chúng ta cứ chờ đợi đến “thời điểm tốt nhất” để bắt tay vào làm một việc gì đó, thì có lẽ chúng ta sẽ chỉ chờ đợi mãi mãi mà không làm.

Có một câu chuyện cười thế này: Một người con đi học xa, lâu lâu mới về quê thăm bố mẹ, và vì bận rộn nên cậu cũng ít khi gọi điện về nhà.

Một hôm, tranh thủ được thời gian, cậu gọi về cho mẹ:

- Mẹ à, mẹ khỏe không? - Cậu hỏi.

- Mẹ không khỏe lắm - Bà mẹ nói giọng mệt mỏi - Nói cho đúng ra thì mẹ thấy rất yếu.

- Tại sao mẹ lại thấy rất yếu? - Cậu con trai lo lắng hỏi.

- Tại vì mẹ đã không ăn gì suốt 38 ngày qua - Bà mẹ đáp.

- Ôi, không thể như thế được! - Cậu con trai hốt hoảng - Mà tại sao mẹ lại không ăn gì suốt 38 ngày ạ?

Bà mẹ thở dài:

- Vì mẹ chờ con gọi điện xong rồi mẹ mới ăn. Mẹ không muốn là nếu tình cờ con gọi điện, lại đúng lúc mẹ lại đang đầy thức ăn trong miệng thì không hay chút nào.

Một cuộc điện thoại của người con đi học xa luôn được người mẹ ở nhà chờ mong.

Tất nhiên đây là một câu chuyện cười, và chắc chắn không có chuyện người mẹ kia nhịn đói suốt 38 ngày. Việc bà “đợi con gọi điện xong mới dám ăn” chỉ là cách trách khéo người con trai đã 38 ngày không gọi điện (và thực tế thì, hẳn người mẹ đã tính từng ngày!). Nhưng dù sao, câu chuyện cũng khiến chúng ta bật cười vì sự “chờ đợi” của người mẹ: Đối với bà, thời điểm tốt nhất để ăn phải là sau khi con trai gọi điện!

Chờ đợi đến một thời điểm tốt (hoặc tốt nhất) để làm một việc gì đó dường như là việc mà rất nhiều người đang làm, hoặc là cái cớ của rất nhiều người để không làm những gì nên làm. Cho nên, mới có một người viết những dòng tâm sự về chính bản thân mình như thế này:

“Năm 13 tuổi, tôi rất muốn học chơi đàn guitar. Nhưng tình cờ, tôi xem trên TV thấy một đứa trẻ mới có 11 tuổi và được gọi là “thần đồng guitar”. “Khỉ thật” - Tôi tự nhủ - “Mình đã đợi quá lâu. Lẽ ra mình phải học chơi guitar từ năm lên 6! Chứ bây giờ mà mình mới bắt đầu tập, thì mình chỉ là tay mơ trong khi những đứa trẻ bé tí kia đã giỏi thế rồi”.

Một đứa trẻ chơi giỏi guitar đã khiến người khác cho rằng, đã quá muộn để mình học.

Đến năm 23 tuổi, tôi nghĩ: “Ôi, giá mà mình bắt đầu tập từ năm 13 tuổi thì bây giờ mình đã có 10 năm kinh nghiệm chơi guitar rồi! Nhưng dù sao thì thời điểm hoàn hảo cũng đã qua, bây giờ tiếc nuối thì cũng có ích gì chứ?”.

Năm 33 tuổi, tôi nhận ra rằng, chà, giá như tôi bắt đầu tập guitar từ năm 23 tuổi đi nữa, thì lúc này tôi chơi guitar cũng đã khá tốt rồi. Nhưng bây giờ thì tôi lớn tuổi rồi, nếu lúc này mới đến lớp học chơi đàn thì rất kỳ cục. Nên tôi không tập nữa.

Khi 43 tuổi, tôi nghĩ, tại sao tôi phải quan tâm đến việc người khác nghĩ gì thay vì nhận ra rằng mình cần theo đuổi những việc mình thực sự muốn làm? Nhưng lúc nào tôi cũng có cái cớ để không bắt đầu, lúc nào cũng lo sợ và rồi nuối tiếc, lúc nào cũng nghĩ đến khoảng thời gian đã qua, hoặc cho rằng “thời điểm thích hợp” không phải là lúc này, vì thế cả đời tôi đã chẳng làm được việc mà mình yêu thích”.

Thời điểm để bạn bắt đầu bất kỳ việc gì chính là bây giờ.

Thời điểm chính là bây giờ. Cho tất cả mọi việc. Nên nếu bạn mơ ước làm gì đó, hãy bắt tay vào ngay hôm nay. Bởi vì hôm nay chính là ngày hoàn hảo để bắt đầu. Luôn luôn là như thế.

MỚI - NÓNG
Gen Z kể lại truyền thuyết "Chiếc nỏ thần" bằng nhạc kịch tiếng Anh
Gen Z kể lại truyền thuyết "Chiếc nỏ thần" bằng nhạc kịch tiếng Anh
HHT - Hơn 50 học sinh đã mang đến bất ngờ với vở nhạc kịch tiếng Anh “The Enchanted Crossbow”, lấy cảm hứng từ truyền thuyết "Chiếc nỏ thần". Tái hiện câu chuyện Mị Châu - Trọng Thủy theo góc nhìn của Gen Z, vở diễn không chỉ thể hiện sự sáng tạo mà còn lan tỏa tình yêu lịch sử bằng ngôn ngữ nghệ thuật hiện đại.

Có thể bạn quan tâm

Tiền có tệ? - Cẩm nang quản lý tài chính cá nhân dành cho Gen Z

Tiền có tệ? - Cẩm nang quản lý tài chính cá nhân dành cho Gen Z

HHT - Cuốn sách "Tiền có tệ?" của tác giả Trần Công Danh mang đến những câu chuyện và kinh nghiệm thực tiễn của tác giả trong việc quản lí tài chính cá nhân. Qua đó, gợi ý cho Gen Z việc sử dụng tiền sao cho hiệu quả nhất, để có thể giúp bạn sống hạnh phúc và hạn chế được những rủi ro phát sinh trong cuộc sống.
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt "vắt nước mắt" khán giả: Nhà là nơi chữa lành

Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt "vắt nước mắt" khán giả: Nhà là nơi chữa lành

HHT - Không chỉ chất chứa vị ngọt - chua trong những câu thoại về cuộc sống, "Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt" (When Life Gives You Tangerines) còn "vắt nước mắt" khán giả bởi loạt thoại về tình cảm gia đình. Nhất là những câu nói của Geum Myeong, mỗi lời đều nhìn thấu tâm tư sâu thẳm của những người con - dù bướng bỉnh nhưng yêu gia đình rất nhiều.
Trái Tim Của Đảo: Tập thơ về biển đảo Trường Sa dành cho độc giả nhí

Trái Tim Của Đảo: Tập thơ về biển đảo Trường Sa dành cho độc giả nhí

HHT - Trở về từ chuyến hải trình thăm quân và dân ở quần đảo Trường Sa trong vai trò một nhà báo, nhà thơ Hồ Huy Sơn đã chuyển hóa những kí ức, cảm xúc về Trường Sa thành 26 bài thơ trong trẻo, hồn nhiên dành cho các em nhỏ, để giữ mãi hình ảnh Trường Sa thật gần gũi và lấp lánh trong tim mình.