Trái Đất sẽ có một mặt trăng nữa trong tuần này, có thể nhìn thấy bằng mắt thường không?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Mùa Thu năm nay có một điều đặc biệt: Trái Đất sẽ có một mặt trăng nữa ngoài Mặt Trăng mà chúng ta vẫn biết. Mặt trăng này sẽ "đồng hành" cùng Trái Đất trong mấy tuần, rồi phải sau mấy thập kỷ nữa mới "gặp" lại.

Một tiểu hành tinh có bề ngang khoảng 10 mét, tên là 2024 PT5, sẽ được kéo vào quỹ đạo và bay xung quanh Trái Đất từ khoảng Chủ Nhật tới, 29/9. Như vậy, nó sẽ trở thành một “mặt trăng nhỏ” tạm thời của Trái Đất chúng ta.

Mặt trăng nhỏ là một vật thể nhỏ, thường là một tiểu hành tinh hoặc một mảnh vỡ, tạm thời quay quanh Trái Đất trước khi đi vào bầu khí quyển của Trái Đất hoặc bay vào vũ trụ bao la. Khác với Mặt Trăng mà chúng ta hay nhìn thấy trên bầu trời vào buổi tối - vốn là một vệ tinh tự nhiên lâu dài của Trái Đất, các mặt trăng nhỏ thường chỉ bị lực hấp dẫn của Trái Đất giữ trong một thời gian ngắn, có thể là vài tháng hoặc vài năm, rồi chúng sẽ rời quỹ đạo, theo trang Newsweek.

Tiểu hành tinh bé nhỏ 2024 PT5 được phát hiện lần đầu bởi các nhà nghiên cứu ở Nam Phi và được đề cập trong một tạp chí của Hiệp hội Thiên văn học Mỹ.

Trái Đất sẽ có một mặt trăng nữa trong tuần này, có thể nhìn thấy bằng mắt thường không? ảnh 1

Hình minh họa về việc 2024 PT5 trở thành mặt trăng nhỏ tạm thời của Trái Đất. Ảnh: Robert Lea.

2024 PT5 sẽ bay quanh Trái Đất nhưng không hoàn thành hẳn một vòng mà đến khoảng 25/11 là nó rời đi. Giáo sư Carlos de la Fuente Marcos ở ĐH Complutense de Madrid (Tây Ban Nha) nói với trang Space rằng, những vệ tinh thực sự thì giống như khách hàng mua đồ trong một cửa hàng, còn những vật thể như 2024 PT5 giồng như khách chỉ đi ngang và ngắm đồ chứ không mua.

Vậy chúng ta có thể nhìn thấy “kẻ đi ngang” này không? Câu trả lời rất tiếc là không, vì nó rất nhỏ và mờ, nếu dùng ống nhòm hay kính thiên văn nghiệp dư thì sẽ không thấy. Chỉ những nhà thiên văn học chuyên nghiệp dùng kính thiên văn của họ mới quan sát được, theo Giáo sư Fuente Marcos.

Trái Đất sẽ có một mặt trăng nữa trong tuần này, có thể nhìn thấy bằng mắt thường không? ảnh 2

2024 PT5 sẽ "đồng hành" cùng Trái Đất đến khoảng cuối tháng 11. Ảnh minh họa: Getty.

Các vật thể trong vũ trụ, kiểu như 2024 PT5, cũng giống những con người trong cuộc sống, có thể đến rồi đi, ở lại lâu dài hoặc chỉ dạo qua một chút. Tuy nhiên, sau lần dạo chơi gần Trái Đất trong năm nay, 2024 PT5 vẫn có một cái hẹn: Nó được cho là sẽ trở lại quỹ đạo Trái Đất vào năm 2055.

Trái Đất sẽ có một mặt trăng nữa trong tuần này, có thể nhìn thấy bằng mắt thường không? ảnh 6
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG
Những vụ ồn ào học đường trong tuần qua khiến dư luận và mạng xã hội bức xúc
Những vụ ồn ào học đường trong tuần qua khiến dư luận và mạng xã hội bức xúc
HHT - Cô giáo ở TP.HCM xin phụ huynh hỗ trợ tiền mua laptop, giáo viên ở Hà Nội có hành vi thiếu chuẩn mực với học sinh ngay trong lớp học, giáo viên Tiểu học phân công phụ huynh mang chổi đến trực nhật lớp, phụ huynh xông vào lớp hành hung học sinh... là những vụ ồn ào học đường khiến cộng đồng mạng "phải nói chuyện nhiều" trong tuần qua.

Có thể bạn quan tâm

Yagi ở châu Á, Boris ở châu Âu, Helene ở Mỹ: Tại sao tháng 9 này nhiều bão mạnh?

Yagi ở châu Á, Boris ở châu Âu, Helene ở Mỹ: Tại sao tháng 9 này nhiều bão mạnh?

HHT - Chỉ trong tháng 9, chúng ta đã chứng kiến siêu bão Yagi mạnh hiếm có ở Biển Đông, bão Boris gây mưa kỷ lục ở nhiều nước châu Âu và vừa rồi là bão Helene tàn phá nhiều bang ở nước Mỹ. Có phải Trái Đất đã có một tháng 9 nhiều mưa bão hơn bình thường, và lý do có phải chỉ là biến đổi khí hậu?
Bão Krathon rất mạnh được dự báo đi vào Biển Đông, liệu có thành cơn bão số 5?

Bão Krathon rất mạnh được dự báo đi vào Biển Đông, liệu có thành cơn bão số 5?

HHT - Cơn bão ở gần Philippines và Đài Loan (Trung Quốc), tên quốc tế là bão Krathon, hiện được dự báo là sẽ vòng vào Biển Đông. Như vậy là đường đi của nó hơi khác so với nhận định ban đầu của các cơ quan khí tượng. Bão Krathon rất mạnh, gần bằng bão Yagi. Liệu nó có trở thành cơn bão số 5 hay không?
Trùng hợp khó tin giữa bão Helene 2024 và bão Helene 1958: Tăng cấp cùng một ngày

Trùng hợp khó tin giữa bão Helene 2024 và bão Helene 1958: Tăng cấp cùng một ngày

HHT - Cơn bão Helene với sức gió 225 km/h vừa đổ bộ bang Florida (Mỹ). Có một sự trùng hợp khó tin là đúng 66 năm trước, vào đúng ngày này, một cơn bão khác cũng tên Helene cũng đã đạt cường độ ngang với bão Helene hiện tại và gây thiệt hại lớn ở Mỹ. Sự trùng hợp này thực sự giống như sự lặp lại của lịch sử.
Bão Helene đổ bộ nước Mỹ: Cơn bão hung dữ nhất lịch sử, nước ngập mênh mông

Bão Helene đổ bộ nước Mỹ: Cơn bão hung dữ nhất lịch sử, nước ngập mênh mông

HHT - Cơn bão Helene đã vừa đổ bộ bang Florida (Mỹ) và nó được gọi là “cơn bão viết lại lịch sử”. Mạnh hơn cả bão Yagi (ở thời điểm bão Yagi đổ bộ nước ta), bão Helene gây nguy hiểm đến mức văn phòng Cảnh sát trưởng của một hạt đã đề nghị những người dân không chịu sơ tán hãy viết thông tin bản thân lên tay hoặc chân để sau này còn xác định danh tính.
Bão Helene mạnh ngang bão Yagi sắp đổ bộ nước Mỹ, ảnh mây trước bão rất đáng sợ

Bão Helene mạnh ngang bão Yagi sắp đổ bộ nước Mỹ, ảnh mây trước bão rất đáng sợ

HHT - Cơn bão Helene đang hướng về phía bang Florida (Mỹ), nơi nó được dự báo sẽ đổ bộ và trở thành một cơn bão lịch sử. Theo các số liệu thì cơn bão này có thể lớn hơn (về kích thước) và còn mạnh hơn, hoặc ít nhất là mạnh ngang bão Yagi khi đổ bộ. Hình ảnh vành mây của nó trông đã rất đáng sợ, như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên.