Tranh cãi về quả penalty cho Argentina ở trận Chung kết World Cup 2022: Vì sao VAR không can thiệp?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Quả penalty đầu tiên - mà Messi đã biến thành bàn thắng cho Argentina - là một trong những điểm gây tranh cãi nhất của trận Chung kết World Cup 2022. Rất nhiều khán giả cho rằng Angel Di Maria đã cố tình ngã và trọng tài đã thiên vị Argentina nên mới cho họ được hưởng quả phạt đền. Vậy tại sao VAR không đảo ngược quyết định của trọng tài trong tình huống này?

Vào phút thứ 21 của trận Chung kết World Cup 2022, Argentina được trọng tài cho hưởng một quả phạt đền sau khi Di Maria (Argentina) dẫn bóng vượt qua Ousmane Dembele (Pháp), vào vòng cấm địa của đội tuyển Pháp và rồi dường như bị Dembele phạm lỗi nên ngã lao xuống. Sau đó, Messi sút phạt đền thành công, đưa Argentina lên dẫn trước.

Rất nhiều khán giả và cả các bình luận viên đều không đồng tình với quyết định của trọng tài.

Piers Morgan, người dẫn chương trình nổi tiếng ở Anh, khẳng định: “Đó không thể là một quả penalty”. Còn vô số khán giả đã bình luận trên Twitter rằng Argentina được hưởng rất nhiều penalty không đáng ở World Cup lần này.

Tranh cãi về quả penalty cho Argentina ở trận Chung kết World Cup 2022: Vì sao VAR không can thiệp? ảnh 1

Dembele "dường như" đã phạm lỗi. Ảnh: BBC.

Nhưng Alan Shearer, cựu cầu thủ nổi tiếng của Anh, hiện đang là một bình luận viên, thì nói: “Penalty là quyết định chính xác. Rõ ràng có sự tác động. Di Maria đang chạy nhanh. Dembele có dùng chân trái để tác động và khiến Di Maria tự vấp vào chân mình”.

BLV Gary Neville của kênh Sky Sports thì nhận xét: “Di Maria cố tình để một chân ở phía sau để bị phạm lỗi và Dembele đã bị mắc bẫy như một đứa trẻ”.

Dù sao, ngay cả những người không phản đối quyết định của trọng tài thì cũng thấy rằng việc phạt penalty trong tình huống này là nặng.

Vậy tại sao tổ VAR không đảo ngược quyết định của trọng tài?

Tranh cãi về quả penalty cho Argentina ở trận Chung kết World Cup 2022: Vì sao VAR không can thiệp? ảnh 2

Chỉ chờ Dembele động vào là Di Maria ngã luôn. Ảnh: Getty.

Thực tế, đây đúng là một “soft penalty” - tức là trọng tài đã cho một đội được hưởng quả penalty mà thực ra không nên cho, nhưng đây lại không phải là trường hợp mà VAR tìm cách đảo ngược. Bởi trong trận đấu, quyết định của trọng tài chính trên sân là có trọng lượng nhất, sau khi trọng tài chính đã quyết định thì tổ VAR chỉ xác định là có sự tiếp xúc/ tác động dẫn đến việc một cầu thủ bị ngã hay không. Một khi VAR thấy có sự tiếp xúc thì quyết định của trọng tài chính sẽ không bị đảo ngược. Tuy nhiên, nếu ban đầu mà trọng tài chính chưa quyết định, để chờ VAR tư vấn, thì VAR có thể sẽ không cho Argentina hưởng penalty trong tình huống này.

Tranh cãi về quả penalty cho Argentina ở trận Chung kết World Cup 2022: Vì sao VAR không can thiệp? ảnh 3

Di Maria ngã và Argentina được hưởng quả phạt đền rất gây tranh cãi. Ảnh: BBC.

Thôi thì cũng coi như Dembele có được một bài học khi truy cản những cầu thủ đầy kinh nghiệm như Di Maria.

Tranh cãi về quả penalty cho Argentina ở trận Chung kết World Cup 2022: Vì sao VAR không can thiệp? ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Thế hệ trẻ Việt Nam tự hào tham gia lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thế hệ trẻ Việt Nam tự hào tham gia lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

HHT - Là lực lượng tiên phong, xung kích, thế hệ trẻ luôn lặng thầm phục vụ nhiều hoạt động ý nghĩa góp sức cho đại lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ thành công tốt đẹp. Phát huy tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ, thế hệ trẻ nguyện không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì Tổ quốc cần; không ngừng học tập, lao động, sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ; nỗ lực trong khởi nghiệp, lập nghiệp.
Loạt ảnh ấn tượng lễ Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Loạt ảnh ấn tượng lễ Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

HHT - Lễ diễu binh, diễu hành là điểm nhấn quan trọng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, góp phần khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ và sự phát triển, lớn mạnh không ngừng của Quân đội nhân dân Việt Nam, Dân quân tự vệ và Công an nhân dân trong 70 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Sở thú ở Trung Quốc thừa nhận “biến hình” chó thành gấu trúc, giải thích thế nào?

Sở thú ở Trung Quốc thừa nhận “biến hình” chó thành gấu trúc, giải thích thế nào?

HHT - Khách tham quan khi đến một sở thú ở Trung Quốc đã rất ngạc nhiên khi thấy những động vật có “giao diện” gấu trúc nhưng động tác lại rất giống chó. Sau khi video về những chú “chó gấu trúc” được đăng lên mạng, sở thú đã thừa nhận đúng là họ nhuộm lông mấy chú chó để “hô biến” chúng thành gấu trúc.