Trời mưa mưa nắng nắng, mặt đường cũng có thể trở nên cực độc cho người đi qua?

HHT - Lớp nhựa đường có thể sinh ra nhiều chất độc cực kỳ nguy hiểm cho con người khi chịu tác động của cả ánh nắng và nước mưa. Vậy chẳng lẽ không nên đi ra đường nữa sao?

Những con đường mà chúng ta đi lại hằng ngày hóa ra cũng có thể gây ra vấn đề lớn: Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, ánh nắng và nước mưa có thể biến một số hợp chất trong nhựa đường thành những hydrocarbon nguy hiểm, đe dọa đến cả môi trường lẫn những người đi lại trên đường.

Cụ thể thì vấn đề là do là chất gắn (cũng gọi là xi-măng nhựa đường) - cái lớp dính đặc màu đen để dính cát, đá, sỏi… vào với nhau trên những con đường trải nhựa. Nó được làm từ dầu thô còn lại ở cuối quá trình chưng cất.

Trời mưa mưa nắng nắng, mặt đường cũng có thể trở nên cực độc cho người đi qua? ảnh 1

Nhựa đường có thể sinh ra nhiều chất độc hại trong những điều kiện nhất định.

Mặc dù việc rò rỉ các chất độc - là các hydrocarbon thơm đa vòng (PAH) gây ung thư - từ nhựa đường trên đường và vỉa hè đã từng được tính đến, nhưng cho đến giờ, người ta vẫn chưa coi đó là vấn đề có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Bởi vậy mà các nhà nghiên cứu mới phải tìm hiểu kỹ hơn.

Nhà hóa học Ryan Rodgers ở phòng thí nghiệm của Đại học bang Florida (Mỹ) nói: “Biết được kết cấu và thành phần phức tạp của nhựa đường thì thật khó tin là nó chẳng độc hại gì cả”.

Bởi thế mà đội nghiên cứu ở đây đã thực hiện một thí nghiệm, trong đó nhựa đường được ngâm vào nước rồi được đặt dưới thiết bị mô phỏng Mặt Trời trong một tuần. Một mẫu nhựa khác thì được giữ yên trong bóng tối để sau đó còn so sánh.

Trời mưa mưa nắng nắng, mặt đường cũng có thể trở nên cực độc cho người đi qua? ảnh 2

Thí nghiệm của nhóm nghiên cứu ở Đại học bang Florida. Hình bên phải là sau một tuần có cả tác động của nước và ánh Mặt Trời. Ảnh: Sydney Niles/ FSU.

Rồi đội nghiên cứu phân tích nước ở quanh hai mẫu. Có vẻ năng lượng Mặt Trời phản ứng với những hợp chất chứa oxy trong nước, khiến mẫu xi-măng nhựa đường sinh ra các hydrocarbon độc hại. Quá trình này gọi là sự quang oxy hóa, cũng xảy ra với những vết dầu loang. Không chỉ vậy, những hydrocarbon này còn có thể tan trong nước. Đây đã là điều rất đáng ngại rồi, mà nếu nước đó bay hơi thì liệu những chất độc gây ung thư đó có bay thẳng vào không khí, tác động đến những người đi trên đường không?

Trời mưa mưa nắng nắng, mặt đường cũng có thể trở nên cực độc cho người đi qua? ảnh 3

Liệu người đi trên đường có bị ảnh hưởng bởi các chất độc gây ung thư không?

Đây dù sao cũng chưa phải là bằng chứng rằng nhựa đường sẽ sinh ngay ra nhiều chất độc trong điều kiện thời tiết hằng ngày. Nhưng với tính độc hại nói chung và bản chất có thể gây ung thư của các PAH thế này, thì những phản ứng hóa học mà các nhà nghiên cứu vừa thấy rõ ràng là lý do để lo lắng. Nhất là trong điều kiện thời tiết ở nước nào cũng có mưa có nắng liên tục.

Trời mưa mưa nắng nắng, mặt đường cũng có thể trở nên cực độc cho người đi qua? ảnh 4

Hai trong số những nhà nghiên cứu làm thí nghiệm về nhựa đường. Ảnh: Stephen Bilenky/National MagLab.

Sydney Niles, một nhà hóa học trong đội nghiên cứu, nói: “Hy vọng nghiên cứu này sẽ là động lực để các kỹ sư tìm giải pháp, chẳng hạn như tìm một loại chất gì đó bít kín nhựa đường lại, hoặc tìm ra thứ gì đó dùng thay cho nhựa đường trên đường phố”.

Trời mưa mưa nắng nắng, mặt đường cũng có thể trở nên cực độc cho người đi qua? ảnh 5
Theo (Theo Science Alert)
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Mắt bão Yagi đã có nhiều mây và không còn rõ nét, khi nào bão bắt đầu suy yếu?

Mắt bão Yagi đã có nhiều mây và không còn rõ nét, khi nào bão bắt đầu suy yếu?

HHT - Bão Yagi (bão số 3) đang gây ảnh hưởng rất lớn ở nhiều tỉnh thành thuộc miền Bắc nước ta. Gió ở Thủ đô Hà Nội rất mạnh, làm đổ nhiều cây cối, vỡ các cửa kính, tốc mái tôn… Đến chiều tối nay, hình ảnh mắt bão không còn rõ nét mà có nhiều mây che phủ, như vậy có thể nói lên điều gì?
Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?

Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?

HHT - Trong khi bão số 3 (bão Yagi) đang đi sâu vào đất liền, trên các mạng xã hội, có một số người khuyên rằng khi có bão, nên mở hé cửa sổ hoặc để một cửa nào đó mở nhằm giảm áp suất không khí trong nhà, giúp giảm nguy cơ bị tốc mái, vỡ cửa sổ và các kiểu hư hại khác. Đây có phải là việc nên làm trong cơn bão không?
Bão số 3 “thay mắt” và lấy lại sức mạnh siêu bão, sẽ thế nào khi vào Vịnh Bắc Bộ?

Bão số 3 “thay mắt” và lấy lại sức mạnh siêu bão, sẽ thế nào khi vào Vịnh Bắc Bộ?

HHT - Cơn bão số 3 (Yagi) đã trải qua quá trình gọi là “thay thế thành mắt bão”, hay có khi được gọi ngắn gọn là “thay mắt (bão)”. Trong quá trình này, nó suy yếu một chút nhưng trái với các dự báo, nó nhanh chóng lấy lại sức mạnh của một siêu bão. Dự báo cơn bão này sẽ còn thay đổi thế nào về cường độ khi nó đi vào Vịnh Bắc Bộ?