Có quá nhiều chuyện xảy ra trong năm 2020, đến mức nhiều người cho rằng năm nay đã chịu một “lời nguyền” nào đó. Ngay cả về khía cạnh khoa học thì trong năm 2020 cũng có rất nhiều sự biến đổi trong vũ trụ, chẳng hạn như có nhiều hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, siêu trăng…
Nhưng chưa hết đâu, vì NASA lại đưa ra cảnh báo về một “tiểu hành tinh khổng lồ và nguy hiểm” đang lao tới Trái Đất với tốc độ cực nhanh là 13,5km/giây. Theo NASA thì tiểu hành tinh này to khoảng gấp rưỡi Vòng quay Thiên niên kỷ (Mắt London) ở Anh. Mà chiều cao của Mắt London đã là 135 mét rồi.
Vòng quay Mắt London cực lớn, nhưng tiểu hành tinh đang lao về phía Trái Đất còn lớn ít nhất là gấp rưỡi. Ảnh: Getty.
Một chuyên gia vũ trụ ở Mỹ đặt tên cho tiểu hành tinh này là 2020 ND và cho rằng nó thuộc dạng “nguy hiểm tiềm tàng”. Đến trước cuối tuần sau, cụ thể là vào 24/7, nếu không có thay đổi đột ngột về đường bay (chúng ta hãy hy vọng như thế!) thì 2020 ND sẽ cách hành tinh của chúng ta khoảng 5 triệu km, tức là 0,034 đơn vị vũ trụ. Và nếu nhìn theo góc độ vũ trụ thì khoảng cách này chỉ bé như chiều rộng của một sợi tóc mà thôi!
Tiểu hành tinh 2020 ND sẽ bay sượt qua Trái Đất, đấy là nếu nó không ngoặt bất ngờ.
Nhưng “nguy hiểm tiềm tàng” là thế nào? NASA cho biết: “Những tiểu hành tinh là mối nguy hiểm tiềm tàng khi chúng tiến gần tới mức có thể gây hại cho Trái Đất. Cụ thể là, mọi tiểu hành tinh có khoảng cách giao quỹ đạo tối thiểu từ 0,05 đơn vị vũ trụ (gần 7,5 triệu km) trở xuống… đều được coi là nguy hiểm tiềm tàng”. Bởi ai mà biết được là chúng có “bẻ lái” bất ngờ không!
2020 ND được coi là "nguy hiểm tiềm tàng" vì nó bay nhanh và rất gần Trái Đất.
Cũng sẽ có những tiểu hành tinh khác bay ngang trong tháng 7, nhưng chỉ có 2020 ND là “lướt qua đời nhau” gần nhất và đem lại nguy cơ cao nhất cho Trái Đất thôi. Chúng ta hãy mong rằng ngày 24/7 trôi qua mà 2020 ND vẫn cứ đi tiếp trên đường của nó, không lại gần chúng ta thêm chút nào nữa nhé!