Trung Quốc rộ trào lưu bán "đất thần tài" đào gần ngân hàng, mua được sẽ giàu?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Nhiều người bán hàng ở Trung Quốc đang bán những hũ đất - với đất được cho là đào ở quanh các ngân hàng lớn - và nói rằng người mua những hũ đất này sẽ may mắn, phát tài phát lộc. Giá những hũ đất này cũng không hề rẻ, khiến cư dân mạng ở Trung Quốc chú ý và có nhiều bình luận.

Ăn nên làm ra, giàu sang sung sướng là ước mơ của nhiều người. Vì vậy, một số người ở Trung Quốc đang bán những hũ đựng đất, được cho là đất được đào từ quanh các ngân hàng, và khẳng định rằng người mua những hũ “đất vàng đất bạc” này sẽ mau chóng trở nên giàu có, có thể còn mua được bất động sản (dù sao đây cũng là đất mà!).

Mà những người bán hàng ngày càng sáng tạo. Họ không chỉ bán những hũ đất được đào quanh ngân hàng mà bán cả những cây nhỏ ở gần ngân hàng, những cây cảnh trồng trong sảnh ngân hàng, và cả… bụi từ các máy đếm tiền!

Trung Quốc rộ trào lưu bán "đất thần tài" đào gần ngân hàng, mua được sẽ giàu? ảnh 1

Một người bán giới thiệu sản phẩm "đất ngân hàng". Ảnh: TikTok.

Một số người bán thậm chí còn nói cụ thể đất mình bán là ở ngân hàng nào, chẳng hạn Bank of China (Ngân hàng Trung Quốc). Nói chung, họ thường lấy đất từ nhóm 5 ngân hàng lớn, bảo rằng đất này sẽ xua đuổi năng lượng xấu, tăng tài tăng lộc cho người mua.

Để chứng minh “nguồn gốc sản phẩm”, có những người bán còn đăng cả video quay cảnh mình đào đất gần ngân hàng. Thậm chí, nếu có khách đặt hàng thì người bán sẽ quay cả video mình vừa đọc tên khách vừa đào đất gần ngân hàng, để đảm bảo chính người khách đó sẽ nhận được “lộc”.

Trung Quốc rộ trào lưu bán "đất thần tài" đào gần ngân hàng, mua được sẽ giàu? ảnh 2

Có người bán còn quay cảnh mình đào đất ở ngân hàng để đảm bảo mình không bán "hàng fake". Ảnh: TikTok.

Giá cả của những hũ “đất ngân hàng” này rất đa dạng, từ 24 tệ đến 888 tệ (85.000 đồng đến 3,1 triệu đồng). Với những hũ đất có giá cao thì người bán khẳng định rằng có “999,999% là đất sẽ mang lại tài lộc cho người sở hữu”.

Việc “đất ngân hàng” được bán như trên khiến netizen Trung Quốc vừa tò mò vừa thấy buồn cười (hoặc thấy nực cười).

Netizen bình luận:

“Đất ngân hàng là cái gì? Tôi làm việc ở ngân hàng đây, và tôi phải tự đem đất ở nhà mình đi để trồng mấy cây cảnh ở văn phòng”.

“Nhà tôi ở ngay cạnh ngân hàng đây, sao tôi chưa thấy giàu?”.

Chưa biết “đất ngân hàng” có đem lại may mắn thật không, nhưng theo một số trang tin thì ở Trung Quốc, việc phá hoại không gian xanh đô thị là vi phạm pháp luật nên những người bán nói trên rất có thể sẽ gặp rắc rối vì hành vi đào đất như vậy.

Trung Quốc rộ trào lưu bán "đất thần tài" đào gần ngân hàng, mua được sẽ giàu? ảnh 6
MỚI - NÓNG
Trái Tim Của Đảo: Tập thơ về biển đảo Trường Sa dành cho độc giả nhí
Trái Tim Của Đảo: Tập thơ về biển đảo Trường Sa dành cho độc giả nhí
HHT - Trở về từ chuyến hải trình thăm quân và dân ở quần đảo Trường Sa trong vai trò một nhà báo, nhà thơ Hồ Huy Sơn đã chuyển hóa những kí ức, cảm xúc về Trường Sa thành 26 bài thơ trong trẻo, hồn nhiên dành cho các em nhỏ, để giữ mãi hình ảnh Trường Sa thật gần gũi và lấp lánh trong tim mình.

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu tô thắm thêm lịch sử văn hiến, hào hùng của dân tộc

Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu tô thắm thêm lịch sử văn hiến, hào hùng của dân tộc

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, trong suốt 29 năm qua, gần 580 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và triển vọng được tôn vinh đều là những tấm gương sáng và có những thành tích đặc biệt xuất sắc, cống hiến nổi bật trên các lĩnh vực cho đất nước, ghi đậm nét dấu ấn, trí tuệ, tài năng Việt Nam, tô thắm thêm lịch sử văn hiến hào hùng của dân tộc và ghi danh trên bản đồ thế giới.
Trung Quốc: Anh bảo vệ trở thành luật sư sau 10 năm “nghe ké” bài ở ĐH Bắc Kinh

Trung Quốc: Anh bảo vệ trở thành luật sư sau 10 năm “nghe ké” bài ở ĐH Bắc Kinh

HHT - Một anh bảo vệ ở Trung Quốc - hay đúng hơn phải gọi anh là “cựu bảo vệ” - đang được nhắc đến như một tấm gương về sự kiên trì và quyết tâm. Anh đã chịu khó làm bảo vệ ở ĐH Bắc Kinh - vì biết đây là trường đại học rất danh giá - để “nghe nhờ” các bài giảng và nhặt sách cũ của sinh viên để học, để rồi giờ đây anh trở thành luật sư - đúng nghề mà anh yêu thích.