Tuổi Âm lịch nhiều hơn 1 tuổi so với Dương lịch do tính thời gian trong bụng mẹ?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Lý giải một cách phổ thông là thời gian ở trong bụng mẹ được tính là 1 tuổi, nhưng cách hiểu này chưa chính xác.

Chúng ta đều biết rằng trong hệ thống tính tuổi Âm lịch (còn thường gọi theo kiểu dân gian là tuổi ta, tuổi mụ) thì tuổi Âm này luôn lớn hơn tuổi Dương lịch 1 tuổi. Lý giải một cách phổ thông là thời gian ở trong bụng mẹ được tính là 1 tuổi, nhưng cách hiểu này chưa thực sự chính xác.

Về mặt lý thuyết Toán học, cách tính tuổi Dương (có xuất xứ phương Tây) sử dụng số đếm để tính tuổi (nói dễ hiểu thì nó gồm tất cả các số tự nhiên, trong đó có số 0), còn hệ thống tính tuổi phương Đông mà Việt Nam hay một số nước châu Á khác áp dụng thì dùng số thứ tự (ordinal number), tức là chỉ bắt đầu tính từ số 1, chứ không có số 0.

Nếu đi sâu hơn về lịch sử, thì số 0 không hề tồn tại trong giai đoạn sớm của lịch sử loài người. Trước đây người ta cho rằng cái gì không tồn tại, không có mặt thì không cần được đếm. Trong căn phòng không có ai, người ta nói căn phòng đó không có người, chứ không nói rằng có 0 người ở trong đó.

Tuổi Âm lịch nhiều hơn 1 tuổi so với Dương lịch do tính thời gian trong bụng mẹ? ảnh 1

(Ảnh minh họa từ Internet)

Các khảo cứu lịch sử cho biết số 0 đã ra đời ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ 5 (hoặc có thể sớm hơn một chút). Cũng có những khảo cứu cho thấy con số này từng được nhắc tới ở một số nền văn hóa khác, nhưng vấn đề là tận thời điểm nêu trên, người Ấn Độ mới là những người đầu tiên đưa nó vào toán học và dùng nó như một con số chính thức để định lượng.

Tuổi Âm lịch nhiều hơn 1 tuổi so với Dương lịch do tính thời gian trong bụng mẹ? ảnh 2

Trước khi số 0 ra đời, ngay cả trong Dương lịch - khi đó là lịch Julius, cũng không hề có năm số 0, tức là sau năm số 1 trước Công Nguyên (năm -1) thì tới năm số 1 Công Nguyên (năm +1, hay chỉ đơn giản là 1), không hề có năm số 0 trên trục thời gian của nhân loại. Mặc dù vậy thì tuy không nói một đứa trẻ là 0 tuổi, người phương Tây vẫn có thói quen chỉ tính 1 tuổi khi đứa trẻ tới ngày sinh nhật đầu tiên, hay ít ra là khi năm mới tới, còn trước đó chỉ tính theo ngày và tháng.

Ở phương Đông, mọi hệ thống tính số đều dùng số thứ tự ngay khi thứ gì đó xuất hiện. Khi một đứa trẻ ra đời, người ta nói rằng em bé này 1 tuổi, có hàm ý là đó là tuổi đầu tiên, năm đầu tiên của cuộc đời. Khi ngày Tết Nguyên Đán tới, người ta mặc nhiên là năm thứ 2 của cuộc đời, cho dù đứa trẻ vừa ra đời ngay trước đêm Giao thừa ít phút (có nghĩa là có những đứa trẻ được tính là 2 tuổi sau khi chào đời mới có vài giờ đồng hồ). Cách giải thích rất dễ hiểu và logic này có thể giúp bạn dễ dàng hiểu được lý do của những việc nêu trên.

Tuổi Âm lịch nhiều hơn 1 tuổi so với Dương lịch do tính thời gian trong bụng mẹ? ảnh 6
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Chuyện chú chó trông bé đi lạc ở Hưng Yên cả đêm: Vì sao chó hay bảo vệ trẻ em?

Chuyện chú chó trông bé đi lạc ở Hưng Yên cả đêm: Vì sao chó hay bảo vệ trẻ em?

HHT - Cư dân mạng đều rất xúc động trước sự việc chú chó tên là Mic ở Hưng Yên đã “kèm” cậu bé đi lạc suốt cả đêm, cho tới khi được người lớn tìm thấy. Chú chó này chưa hề được huấn luyện nhưng đã biết đi theo bảo vệ cậu bé. Có phải chó có xu hướng bảo vệ trẻ em không, và tại sao lại như vậy?
Thực hư tin về hiện tượng “viễn nhật”: Trái Đất đi ra xa Mặt Trời nên lạnh hơn?

Thực hư tin về hiện tượng “viễn nhật”: Trái Đất đi ra xa Mặt Trời nên lạnh hơn?

HHT - Trên mạng xã hội đang có thông tin rằng trong năm 2025 có hiện tượng “viễn nhật”, là khi Trái Đất và Mặt Trời cách xa nhau nhất, dẫn đến việc thời tiết trên Trái Đất lạnh hơn, từ đó lại ảnh hưởng đến sức khỏe con người, dễ gây ra dịch cảm cúm, cảm lạnh… Vậy năm 2025 có hiện tượng “viễn nhật” không?