Vì sao người dân nên đi làm thẻ Căn cước công dân có gắn chíp trước ngày 1/7/2021?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Dù việc đi làm thẻ Căn cước công dân gắn chíp không phải là bắt buộc với tất cả mọi người. Thế nhưng bạn vẫn nên đi làm loại thẻ này ngay bây giờ, hoặc ít nhất là trước ngày 1/7/2021.

Để hoàn thiện dữ liệu cho Cơ sở quốc gia về dân cư

Khi người dân đi làm Căn cước công dân gắn chíp tức là thông tin của công dân sẽ được cập nhật lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Thời điểm ngày 1/7/2021 là thời điểm Cơ sở dữ liệu này được hoàn thiện, theo cam kết của Bộ Công an. Khi đó Bộ Công an sẽ chia sẻ dữ liệu với các cơ quan khác để nhằm giảm bớt giấy tờ, thủ tục cho người dân.

Vì sao người dân nên đi làm thẻ Căn cước công dân có gắn chíp trước ngày 1/7/2021? ảnh 1

Do vậy, người dân cần đi làm căn cước công dân gắn chíp trước ngày 1/7/2021 để các thông tin của mình được cập nhật nhanh chóng lên hệ thống. Sau 1/7/2021, việc thực hiện các thủ tục hành chính có thể sẽ trở nên “gọn nhẹ” hơn rất nhiều do người dân không cần phải mang theo nhiều loại giấy tờ.

Đang cấp Căn cước công dân gắn chíp lưu động

Để nhằm hoàn thành mục tiêu cấp 50 triệu Căn cước công dân gắn chíp trước ngày 1/7/2021, Bộ Công an đang huy động lực động xuống cơ sở để làm thủ tục cấp Căn cước công dân gắn chíp cho người dân.

Tức là, hiện nay, thay phải đến Phòng quản lý hành chính - Công an cấp huyện như quy định, thì người dân nhiều địa phương được làm thủ tục cấp Căn cước công dân tại Công an phường/xã, tại trường học, điểm dân cư, tổ dân phố…

Vì sao người dân nên đi làm thẻ Căn cước công dân có gắn chíp trước ngày 1/7/2021? ảnh 2

Đặc biệt, không chỉ được làm Căn cước công dân ở nơi gần với mình nhất, nhiều địa phương còn tổ chức cấp Căn cước ngoài giờ hành chính và đến tận nửa đêm. Người dân đi học, đi làm về hoặc tranh thủ ngày nghỉ vẫn có thể đi làm Căn cước công dân.

Sau ngày 1/7/2021, có thể người dân sẽ phải đến Công an quận/huyện để làm Căn cước và chỉ có thể làm trong giờ hành chính như quy định.

Lệ phí cấp Căn cước công dân đang được giảm

Theo Thông tư 112/2020/TT-BTC, mức thu lệ phí cấp Căn cước công dân gắn chíp trước ngày 1/7/2021 đang được giảm 50%, cụ thể:

- Chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang cấp thẻ CCCD: 15.000 đồng/thẻ.

- Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 25.000 đồng/thẻ.

- Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ CCCD, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam: 35.000 đồng/thẻ.

Từ ngày 1/7/2021, mức lệ phí trên tăng gấp đôi.

Vì sao người dân nên đi làm thẻ Căn cước công dân có gắn chíp trước ngày 1/7/2021? ảnh 3

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý những “điểm trừ” khi làm Căn cước công dân ở thời điểm này:

- Do đang quá tải tại các điểm cấp Căn cước công dân gắn chíp, nên thông thường người dân phải chờ đợi rất lâu, có trường hợp mất cả buổi sáng hoặc đợi đến nửa đêm mới làm xong.

- Thời gian để được trả thẻ Căn cước công dân gắn chíp thường chậm hơn nhiều so với quy định (7 - 20 ngày theo Điều 25 Luật Căn cước công dân), thường là trên 1 tháng hoặc vài tháng sau người dân mới nhận được thẻ. Nếu có băn khoăn về các quy định liên quan đến Căn cước công dân gắn chip, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ.

Vì sao người dân nên đi làm thẻ Căn cước công dân có gắn chíp trước ngày 1/7/2021? ảnh 7
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

ĐT Việt Nam kiểm soát bóng hơn 70% trong trận gặp ĐT Lào, cho thấy điều gì?

ĐT Việt Nam kiểm soát bóng hơn 70% trong trận gặp ĐT Lào, cho thấy điều gì?

HHT - Trong trận đấu ĐT Lào - ĐT Việt Nam ở AFF Cup 2024, những con số thống kê đều nghiêng về phía ĐT Việt Nam, mà ấn tượng hơn cả là tỷ lệ kiểm soát bóng. ĐT Việt Nam kiểm soát bóng đến 73,8% thời gian, vượt trội so với 26,2% của ĐT Lào. Có phải kiểm soát bóng nhiều hơn là tốt hơn, hay con số này có thể nói lên điều gì nữa?