Vì sao số trẻ em bị trầm cảm ở các khu vực giàu có tại Hàn Quốc tăng mạnh?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Những vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu… tưởng như chủ yếu xảy ra đối với người trưởng thành hoặc dậy thì, thì bây giờ đang tăng mạnh ở trẻ nhỏ dưới 9 tuổi tại Seoul (Hàn Quốc). Lý do của điều này có thể là gì?

Số trẻ em dưới 9 tuổi bị chẩn đoán mắc trầm cảm và rối loạn lo âu ở 3 quận giàu có tại Seoul (Hàn Quốc) là Gangnam, Seocho và Songpa đã tăng hơn gấp 3 lần trong 4 năm qua, theo các trang The Korea TimesThe Dong-a Ilbo.

Theo dữ liệu từ các cơ quan chức năng thì con số này tăng mạnh qua từng năm và có thể còn tiếp tục tăng.

Còn tính trên phạm vi cả nước Hàn Quốc thì số trường hợp trẻ dưới 9 tuổi bị chẩn đoán trầm cảm và rối loạn lo âu đã tăng gần gấp đôi trong cùng khoảng thời gian 4 năm, tức là tăng chậm hơn các quận giàu có ở Seoul một chút.

Vì sao số trẻ em bị trầm cảm ở các khu vực giàu có tại Hàn Quốc tăng mạnh? ảnh 1

Nhiều trẻ dưới 9 tuổi ở Hàn Quốc bị chẩn đoán trầm cảm, rối loạn lo âu. Ảnh minh họa: Takasuu/ iStock.

Các chuyên gia cho rằng, mức tăng này có liên quan chặt chẽ tới việc giáo dục sớm quá mức. Theo Văn phòng Giáo dục Đô thị Seoul, có 92 trong số 268 (34,3%) trường mẫu giáo tiếng Anh ở Seoul là nằm ở 3 quận nói trên. Trẻ phải tham dự “kỳ thi 4 tuổi” để chuẩn bị vào các trường mẫu giáo tư dạy bằng tiếng Anh này. Sau khi “tốt nghiệp” mẫu giáo, nhiều trẻ lại tiếp tục chuẩn bị cho “kỳ thi 7 tuổi” để được vào những trường danh tiếng dạy nâng cao tiếng Anh và Toán. Theo trang The Korea Times, đây là những kỳ thi rất căng thẳng.

Để thi được hiệu quả, trẻ phải học rất nhiều, đó có thể là lý do dẫn đến việc trẻ chưa đầy 9 tuổi đã trầm cảm.

Vì sao số trẻ em bị trầm cảm ở các khu vực giàu có tại Hàn Quốc tăng mạnh? ảnh 2

Sự căng thẳng của trẻ ở Hàn Quốc được cho là do áp lực học tập từ quá sớm. Ảnh minh họa: The Korea Times, ChatGPT.

Các chuyên gia cảnh báo, giáo dục sớm quá mức có thể được coi là một hình thức ngược đãi trẻ em, vì có thể gây ra những tổn thương tâm lý lâu dài. Giáo sư Cheon Geun-ah, nhà tâm lý học trẻ em, nói: “Giáo dục sớm quá mức cũng như cố xây một tòa nhà cao tầng trong thời điểm còn đang xây móng của não bộ. Những căng thẳng mà trẻ em phải chịu trong khoảng thời gian quan trọng này có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng học tập và điều chỉnh cảm xúc, làm suy yếu cơ chế ứng phó của trẻ, dẫn tới trầm cảm và rối loạn lo âu”.

Vì sao số trẻ em bị trầm cảm ở các khu vực giàu có tại Hàn Quốc tăng mạnh? ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Hình ảnh “một khởi đầu mới” trên chuyến bay Air India lại là hình ảnh cuối cùng

Hình ảnh “một khởi đầu mới” trên chuyến bay Air India lại là hình ảnh cuối cùng

HHT - Một gia đình gồm bố, mẹ và 3 con nhỏ trên chuyến bay số 171 của Air India đã chụp ảnh trên máy bay để đánh dấu “một khởi đầu mới" - vì đây thực sự là chuyến đi để họ bắt đầu một cuộc sống mới. Nhưng không ngờ đây cũng là hình ảnh cuối cùng của họ và "cuộc sống mới" đã không bao giờ đến.
Bắt đầu từ một mùi hương: Câu chuyện Lanux và hành trình khởi nghiệp với “sản phẩm cảm xúc”

Bắt đầu từ một mùi hương: Câu chuyện Lanux và hành trình khởi nghiệp với “sản phẩm cảm xúc”

Trong thị trường hàng tiêu dùng đầy cạnh tranh, nơi các doanh nghiệp liên tục chạy đua về giá, mẫu mã và công nghệ, một số thương hiệu trẻ lại lựa chọn một hướng đi khác: Lặng lẽ đi vào những khoảng trống nhỏ nhưng chưa được chăm chút. Lanux là một trong số đó - một thương hiệu nước hoa thơm phòng Việt Nam ra đời năm 2024, khởi đầu từ nhu cầu rất riêng: mang cảm xúc quay trở lại với không gian sống.
Cái kết bất ngờ vụ nam sinh 15 tuổi ở Hà Nội mất tích dù điện thoại định vị gần nhà

Cái kết bất ngờ vụ nam sinh 15 tuổi ở Hà Nội mất tích dù điện thoại định vị gần nhà

HHT - Nam sinh N.S.H (15 tuổi, ở Thanh Trì, Hà Nội) đột ngột mất liên lạc với gia đình vào chiều 8/6, sau khi đi bộ đi chơi. Cả nhà ông N.S.Đ., bố của H., lo lắng đi tìm và gọi điện liên tục nhưng không có hồi âm. Định vị điện thoại chỉ ra vị trí cuối cùng của H. là ở ngã ba Cầu Gỗ, cách nhà không xa.