Đã có 2 người thiệt mạng ở tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) do bão Bebinca, theo truyền thông địa phương, được đăng trên trang AP. Kênh CCTV cho biết, 2 nạn nhân này bị đường dây điện rơi vào người. Ngoài ra, có một người ở đảo Sùng Minh (Thượng Hải) bị thương do cây đổ.
Bão Bebinca đổ bộ Thượng Hải (Trung Quốc) hôm thứ Hai, là cơn bão mạnh nhất vào Thượng Hải kể từ ít nhất là năm 1949, đến tối qua thì nó tan. Trong lúc đi qua Thượng Hải và các tỉnh lân cận, cơn bão này gây ngập đường phố, quật gãy cây. Hơn 414.000 người đã phải sơ tán, các trường học tạm đóng cửa và người dân được khuyên ở yên trong nhà.
Lực lượng chức năng đang dọn cây đổ ở Thượng Hải (Trung Quốc) sau khi bão Bebinca đi qua. Ảnh: Chen Haoming/ Xinhua via AP. |
Hôm nay, trong khi người dân và các lực lượng chức năng ở Thượng Hải đang dọn dẹp sau bão và khắc phục tình trạng ngập lụt, một số video được ghi trong cơn bão Bebinca đã được đăng trên mạng xã hội và được chia sẻ nhanh chóng.
Theo Cơ quan Khí tượng Trung Quốc (CMA), sức gió được ghi nhận ở gần tâm bão Bebinca khi nó đổ bộ là 151 km/h. Vì vậy, ngay cả ở những nơi không/ chưa phải chịu sức gió mạnh nhất, người đi đường vẫn phải ôm chặt lấy cây cối để tránh bị gió cuốn bay.
Đây là video:
Nguồn: Sharing Travel. |
Nhưng nhiều cây cối cũng không chịu nổi gió mạnh. Theo trang The Asahi Shimbun, gió mạnh của bão Bebinca đã làm bật gốc hoặc hư hại hơn 10.000 cái cây.
Đây là video gió ào ào trên đường phố khi bão Bebinca đổ bộ:
Nguồn: Beelady/ The Independent Singapore. |
Đặc biệt, có một video cho thấy sông Hoàng Phố ở Thượng Hải cuộn sóng giữa gió dữ dội của bão Bebinca như một lời nhắc rất rõ ràng về sức mạnh của thiên nhiên.
Đây là video:
Nguồn: Shanghai Daily. |
Trung tâm Khí tượng Quốc gia của Trung Quốc cảnh báo rằng nhiều khu vực thuộc các tỉnh như Giang Tô, Hà Bắc, Sơn Đông… vẫn chịu mưa to đến rất to đến tận chiều nay, 18/9.
Sức tàn phá của những cơn bão là điều mà không ai có thể coi thường, vì vậy, trước, trong và sau bão, không một ai nên chủ quan mà cần thường xuyên theo dõi hướng dẫn của các cơ quan chức năng địa phương để có cách ứng phó phù hợp.