Xuất hiện 6 ca bệnh ngộ độc botulinum, cần thuốc giải độc có giá gần 200 triệu đồng/ lọ

0:00 / 0:00
0:00
HHT - TP.HCM đã tiếp nhận 6 ca bệnh ngộ độc botulinum do ăn bánh mì chả lụa, mắm. Hiện 3 bệnh nhân được sử dụng thuốc giải, tình hình sức khỏe đã được cải thiện; các bệnh nhân nguy kịch đang phải thở máy do hết thuốc giải.

Sáng 25/5, nguồn tin từ Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết, trải qua hơn 1 tuần điều trị, người đàn ông 45 tuổi ngộ độc botulinum đã ngưng tim tử vong, không kịp dùng thuốc giải độc Botulism Antitoxin Heptavalent (BAT) do Tổ chức y tế thế giới (WHO) viện trợ khẩn cấp cho Việt Nam.

Trước đó, ngày 15/5, bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện nhân dân Gia Định trong tình trạng ngộ độc botulinum nguy kịch. Khi đang điều trị tại khoa Nội thần kinh trong tình trạng liệt cơ, thở máy, điều trị kháng sinh, bệnh nhân này biến chứng nặng, phải chuyển xuống khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (ICU) điều trị. Dù các bác sĩ nỗ lực điều trị nhưng bệnh nhân dần suy đa cơ quan, ngưng tim và không qua khỏi.

Thời điểm bệnh nhân tử vong, thuốc giải BAT do WHO viện trợ khẩn cấp cho bệnh nhân đã về đến TP.HCM. Tuy nhiên theo các bác sĩ, trước đó, bệnh nhân đã quá thời gian chỉ định dùng thuốc giải.

Xuất hiện 6 ca bệnh ngộ độc botulinum, cần thuốc giải độc có giá gần 200 triệu đồng/ lọ ảnh 1

Một trong 2 bệnh nhân nghi ngộ độc botulinum sau khi ăn chả lụa, điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp cho báo chí)

Cũng trong sáng 25/5, TS-BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, bệnh viện đã được phân phối các lọ thuốc giải độc botulinum do WHO viện trợ cho Việt Nam. Tuy nhiên, 2 bệnh nhân 18 tuổi và 26 tuổi (là anh em ruột) đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ không được chỉ định dùng thuốc vì tình trạng sức khỏe thực tế không còn cho phép. Hiện, các bệnh nhân đã liệt cơ hoàn toàn, đang được nuôi dưỡng, thở máy, chăm sóc tích cực.

Trước đó, vào tối 24/5, 6 lọ thuốc hiếm BAT giải độc tố botulinum được gửi từ kho của WHO tại Thụy Sỹ đã đến Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM), rồi được vận chuyển về Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Ngay sau khi thuốc giải được bàn giao từ chuyên gia của WHO, Bộ Y tế đã tiến hành phân phối cho Bệnh viện Chợ Rẫy 2 lọ, Bệnh viện Nhân dân Gia Định 1 lọ và Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận 3 lọ.

Được biết, độc tố do C. botulinum là loại độc tố thần kinh (neurotoxin) có bản chất là chuỗi polypeptid với phân tử lượng 150.000 Dalton. Độc tố botulinum trong thức ăn, sau vào đường tiêu hóa sẽ không bị phá hủy bởi acid dịch vị và các men tiêu hóa mà sẽ được hấp thu ở tá tràng và hỗng tràng vào máu, sau đó xâm nhập các tế bào thần kinh, ngăn chặn sự giải phóng chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine tại các đầu mút thần kinh tiền sinap.

Các xung động thần kinh bị ngưng trệ gây các triệu chứng liệt vận động. Các triệu chứng sau thường khởi phát sau 12-36 giờ sau ăn (có thể tới 1 tuần sau ăn):

- Tiêu hóa: Nếu nhiễm độc tố botulinum do ngộ độc thực phẩm người bệnh sẽ xuất hiện sớm các triệu chứng buồn nôn, nôn, chướng bụng, đau bụng, sau đó liệt ruột cơ năng, táo bón.

- Thần kinh: Người bệnh bị liệt đối xứng hai bên, xuất phát từ vùng đầu mặt, cổ lan xuống chân với các triệu chứng là sụp mi, nhìn đôi, nhìn mờ, đau họng, khó nuốt, khó nói, khàn tiếng, khô miệng. Sau đó liệt tay, liệt các cơ vùng ngực, bụng và liệt hai chân.

- Phản xạ gân xương thường giảm hoặc mất, không có rối loạn cảm giác.

Theo Bộ Y tế, nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc botulinum là do người bệnh nhiễm độc tố vi khuẩn trong thực phẩm kém chất lượng. Do bệnh này rất hiếm xảy ra nên nguồn cung đối với thuốc chữa bệnh thuốc BAT trên thế giới cũng rất hiếm. Vì vậy, đây là thuốc không dễ chủ động về nguồn cung. Bên cạnh đó giá của thuốc này cũng rất cao.

Xuất hiện 6 ca bệnh ngộ độc botulinum, cần thuốc giải độc có giá gần 200 triệu đồng/ lọ ảnh 2

Thuốc giải độc botulinum là loại thuốc hiếm có giá khoảng 8.000 USD/lọ (tương đương 184 triệu đồng).

Để đề phòng nguy cơ nhiễm chất độc botulinum toxin, cần chọn các thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng được các cơ quan chức năng công nhận. Thận trọng với các thực phẩm đóng kín có mùi, màu thay đổi hoặc có vị khác thường. Ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, nấu chín.

Nhiệt độ cao sẽ phá hủy độc tố botulinum nếu độc tố không may có trong thực phẩm. Bên cạnh đó, cần xử trí tốt các vết thương ngoài da nếu có để tránh nhiễm C. botulinum qua các tổn thương này. Đối với trẻ sơ sinh, không dùng mật ong để rơ miệng hoặc làm thức ăn cho trẻ.

Xuất hiện 6 ca bệnh ngộ độc botulinum, cần thuốc giải độc có giá gần 200 triệu đồng/ lọ ảnh 6
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG
Học sinh trường Tiểu học Tràng An tham gia màn đồng diễn xác lập kỷ lục Việt Nam
Học sinh trường Tiểu học Tràng An tham gia màn đồng diễn xác lập kỷ lục Việt Nam
HHT - Ngày 18/3, trường Tiểu học Chất lượng cao Tràng An (Hà Nội) tổ chức Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe - Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên - Xác lập kỷ lục Việt Nam” chào mừng kỷ niệm niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024); 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Có thể bạn quan tâm