1001 chuyện học Giáo dục thể chất online: Khi nỗi ám ảnh của Gen Z được thầy cô hóa giải

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Học trực tuyến là phương án đáp ứng kịp thời trong hoàn cảnh học sinh, sinh viên được nghỉ học để phòng chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, với môn Giáo dục thể chất, các lớp học này vẫn còn nhiều bất cập trong việc giảng dạy, thực hành và còn cả những tình huống khiến cả giảng viên và học trò cũng phải thi nhau bật cười.

Học sinh dở khóc dở cười với những tình huống khi học online

Bạn Đỗ Tiến Bộ - sinh viên trường Đại học Hà Nội cho biết, ngoài những chuyện lẽ thường gặp như các vấn đề về mạng, đường truyền, thì việc học Giáo dục thể chất online cũng khiến nhiều sinh viên đau đầu gấp bội phần. Với đặc thù của bộ môn này, không cần ghi chép nhưng sinh viên cần phải được thực hành luyện tập và có vẻ hơi "ngơ ngác" không biết kĩ thuật của mình có bị sai không, hay phải "kết đôi" bất đắc dĩ với một dụng cụ nào trong nhà.

Ở trường Đại học Ngoại thương, do tình hình dịch bệnh nên các học phần thể cũng được chuyển qua hình thức online, cùng với đó là việc xuất hiện thêm nỗi ám ảnh mang tên "deadline nộp video Thể chất". "Nếu hàng xóm đi qua thấy cháu nó đang nhảy cà tưng ở sân, không phải tụi mình đang bày trò gì đâu, tụi mình đang học Thể đấy" - bạn Quỳnh Trần chia sẻ.

1001 chuyện học Giáo dục thể chất online: Khi nỗi ám ảnh của Gen Z được thầy cô hóa giải ảnh 1

Bên cạnh những khó khăn thì môn Thể chất cũng là môn học mang lại cho học sinh, sinh viên những giây phút thoải mái và được rèn luyện sức khỏe. (Ảnh: Thành Đạt)

1001 chuyện học Giáo dục thể chất online: Khi nỗi ám ảnh của Gen Z được thầy cô hóa giải ảnh 2

Nỗi ám ảnh mang tên "deadline nộp video Thể chất".

Thầy cô đã có nhiều kinh nghiệm từ "năm Cô-Vy thứ 1"

Dù đã quen với việc học online bằng cách giảng dạy và làm bài tập trên các nền tảng trực tuyến, môn Giáo dục thể chất (môn Thể dục) vẫn khiến nhiều học sinh, sinh viên phải băn khoăn khi một môn học vốn thường diễn ra ở sân trường, nhà thi đấu rộng rãi lại phải tập luyện trước màn hình máy tính sẽ như thế nào. Xung quanh câu chuyện này có vô số điều bất cập mà chỉ có ông trời mới giải quyết được!

Phạm Thị Túc (giáo viên môn Thể dục) cho biết: "Khi dạy tại nhà thì điều kiện tập luyện chắc chắn không thể như ở trường. Với các bài cần dụng riêng, học sinh cũng không thể tự chuẩn bị cho mình, như môn nhảy sà, bật xa hay đẩy tạ,... Hơn nữa, việc tạo cảm hứng và động lực cho các em cũng là vấn đề khá khó khăn khi chỉ nhìn qua màn hình. Cách học online tuy còn nhiều hạn chế trước mắt nhưng vẫn là phương án tối ưu nhất hiện tại, do đó các bạn học sinh, sinh viên cần thông cảm và phối hợp với nhà trường để đem lại hiệu quả học tốt nhất."

1001 chuyện học Giáo dục thể chất online: Khi nỗi ám ảnh của Gen Z được thầy cô hóa giải ảnh 3

Cô Phạm Thị Túc (giáo viên môn Thể dục). Ảnh: NVCC

Với mong muốn học sinh có thể tiếp thu bài giảng một cách sinh động nhất, nhiều giáo viên cũng đã thực hiện các bài giảng online hướng dẫn nhiệt tình động tác, kĩ thuật của bài thể dục. Bên cạnh đó, sự đầu tư đáng nể về trang thiết bị cũng khiến học sinh, sinh viên trầm trồ.

1001 chuyện học Giáo dục thể chất online: Khi nỗi ám ảnh của Gen Z được thầy cô hóa giải ảnh 4

Trường Đại học Hà Nội đầu tư giảng viên dạy online cho sinh viên. Ảnh: Bộ môn GDTC&QP Đại học Hà Nội.

1001 chuyện học Giáo dục thể chất online: Khi nỗi ám ảnh của Gen Z được thầy cô hóa giải ảnh 5

Các trang thiết bị cũng được đầu tư "xịn xò". Ảnh: Bộ môn GDTC&QP Đại học Hà Nội.

Về hình thức thi trực tuyến các môn Giáo dục thể chất, một số trường cũng đã thay đổi nội dung kiểm tra để đảm bảo phù hợp với việc giảng dạy và đảm bảo học sinh, sinh viên có thể hoàn thành tốt bài thi như: Chạy cự ly 100m được thay bằng Nằm ngửa gập bụng, Bật xa tại chỗ được thay bằng Tại chỗ bật cao thu gối...

1001 chuyện học Giáo dục thể chất online: Khi nỗi ám ảnh của Gen Z được thầy cô hóa giải ảnh 9
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bí kíp đạt 9.0 IELTS từ nữ sinh trường Ams: Vừa chơi game vừa luyện nói cùng bạn quốc tế

Bí kíp đạt 9.0 IELTS từ nữ sinh trường Ams: Vừa chơi game vừa luyện nói cùng bạn quốc tế

HHT - Cô bạn Kiều Hà Trang (học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam) gây sốt cộng đồng mạng khi trở thành Amser thứ 4 đạt 9.0 IELTS. Dựa vào nền tảng ngôn ngữ được xây dựng từ năm 3 tuổi, cô bạn dễ dàng hơn trong việc ôn luyện nhưng vẫn có những bí kíp riêng để nâng trình tiếng Anh.
Cuộc thi đánh giá năng lực Toán toàn cầu Tofas tổ chức miễn phí cho học sinh Việt Nam

Cuộc thi đánh giá năng lực Toán toàn cầu Tofas tổ chức miễn phí cho học sinh Việt Nam

TOFAS được công nhận là bộ công cụ đánh giá năng lực chuẩn với các câu hỏi kiểm tra được thiết kế và sắp xếp khoa học theo từng mảng kiến thức đã có mặt tại 38 quốc gia có nền giáo dục hàng đầu như: Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Điển, Nhật Bản, Singpapore… Trong tháng 10, Tofas Việt Nam phát động cuộc thi hoàn toàn miễn phí cho toàn bộ học sinh Việt Nam trong ba đợt thi online vào thàng 10, tháng 11, tháng 12/2023.
Thực hư thông tin thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ bỏ môn Địa lí, bắt buộc thi Lịch sử

Thực hư thông tin thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ bỏ môn Địa lí, bắt buộc thi Lịch sử

HHT - Vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dự kiến có 4 môn bắt buộc và 6 môn lựa chọn. Trong đó, 4 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử. Các môn tự chọn gồm: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Công nghệ, Tin học.
Star Awards 2023: Cuộc thi tiếng Anh mang chủ đề "Tuổi trẻ Việt Nam với không gian mạng"

Star Awards 2023: Cuộc thi tiếng Anh mang chủ đề "Tuổi trẻ Việt Nam với không gian mạng"

HHT - Với mục đích tạo môi trường giúp các bạn sinh viên rèn luyện ngoại ngữ, kỹ năng xã hội và tăng cường sự hiểu biết của sinh viên trong ứng xử về các vấn đề phát sinh trên không gian mạng. Cuộc thi Star Awards năm 2023 được tổ chức tại Hà Nội mang chủ đề "Tuổi trẻ Việt Nam với không gian mạng".