Ám ảnh những nơi làm việc “cận kề với tử thần” trên thế giới

Ám ảnh những nơi làm việc “cận kề với tử thần” trên thế giới
HHT - Hàng chục triệu người trên thế giới phải mạo hiểm tính mạng để kiếm sống ở những nơi làm việc khắc nghiệt nhất hành tinh.
Nhiếp ảnh gia Hugh Brown đã dành suốt 8 năm ghi lại hình ảnh về những môi trường làm việc khắc nghiệt nhất hành tinh.
Hành trình của ông gắn với những câu chuyện về điều kiện làm việc đầy hiểm nguy của hơn 30 triệu người lao động trên thế giới với mức thu nhập chỉ dưới 1 USD/ngày. Nhiều người trong số họ đã mạo hiểm tính mạng để tìm kiếm than đá, bạc, đá quý và đồng trong các mỏ quặng.
Họ cũng buộc phải chịu đựng những điều kiện làm việc khắc nghiệt như ô nhiễm môi trường, nạn buôn người và tội phạm có tổ chức.
“Câu chuyện của những con người này – những người nghèo nhất và làm việc ở những nơi khắc nghiệt nhất trên hành tinh này cần được biết tới”, Brown chia sẻ.
Thợ khai thác lưu huỳnh ở Indonesia làm việc trong các núi lửa vẫn còn hoạt động. Họ phải vác 70kg mỏ quặng trong suốt quãng đường dài 4km từ địa điểm khai thác tới trạm cân.
Những hạt lưu huỳnh bám lên mắt và mặt một người thợ mỏ. Chia sẻ về bức ảnh được chụp vào năm 2012 này, nhiếp ảnh gia cho biết: “Những người đàn ông này là những người mạnh mẽ nhất tôi từng gặp
Người thợ mỏ này phải dùng khăn che miệng để không hít phải khí độc khi khai thác lưu huỳnh.
Mỗi người thợ trung bình khiêng được hai gánh mỗi ngày và được trả khoảng 0,09 USD/kg quặng khai thác được.
Ở dãy núi Karakorum của Pakistan, những thợ khai thác đá quý bất hợp pháp làm việc ở một trong những địa hình cao nhất thế giới. Người thợ mỏ trong hình đang làm việc ở độ cao gần 4900 mét so với mực nước biển.
Thời gian khai thác đá quý chỉ kéo dài trong 3 tháng bởi những tháng còn lại địa điểm khai thác luôn có nguy cơ cao xảy ra sạt lở tuyết và đất đá. Ngay cả một suối nước nóng gần mỏ đá quý cùng bị đóng băng nên nước ở đây cùng vô cùng khan hiểm.
Trong khi đó, nhiều thợ mỏ lại phải làm việc dưới lòng đất, nơi các tai nạn sụp lún đất đá luôn rình rập họ bất cứ lúc nào.
Những người thợ khai thác đá quý luôn ở trên cao nên nhu yếu phẩm của họ phải được mang lên từ những ngôi làng gần đó và thung lũng phía dưới.
Những người thợ mỏ sống trong lều đá trong suốt 3 tháng khi đi khai thác đá quý. Bức ảnh này ghi lại hình ảnh họ đang nghỉ ngơi vào cuối ngày làm việc.
Nhiều người khai thác than đá bất hợp pháp ở Ấn Độ là người Adivasi. Sự phát trển nhanh chóng của công nghiệp và kinh tế Ấn Độ khiến nhiều người Adivasi phải rời bỏ vùng đất tổ tiên để đi nơi khác kiếm sống.
Việc trèo lên những mỏ quặng vô cùng nguy hiểm với vách đá dựng đứng có thể cướp đi tính mạng những người thợ mỏ bất cứ lúc nào. Bức ảnh này được Brown chụp tại Jharkhand vào năm 2013.
Nhiếp ảnh gia Brown cho biết, các mỏ bạc dưới lòng đất tại Cerro Rico, Bolivia có lẽ là những hầm mỏ nguy hiểm nhất ông từng ghé thăm. Vùng đất này đã khiến 8 triệu người phải bỏ mạng kể từ khi bắt đầu hoạt động khai thác vào năm 1545.
“Công việc ở đây vô cùng nguy hiểm. Thậm chí cái chết là chuyện thường xảy ra. Khi tôi ở đây, mỗi tháng lại có 3 – 5 người thợ mỏ thiệt mạng”, Brown chia sẻ.
“Mọi người tôi trò chuyện cùng đều đã mất đi các thành viên trong gia đình và bạn bè của họ khi làm việc trong ngọn núi này.” Ông chua xót nhấn mạnh từ “mọi người”.
Burkina Faso – một địa điểm khai thác vàng theo cách thủ công là nơi làm việc của 10.000 người. “Ở vùng đất Phi châu này, những cuộc săn vàng có thể xuất hiện bất ngờ và sau đó biến mất nhanh chóng ngay khi địa điểm khác được tìm thấy. Làm việc nhiều giờ, công việc nguy hiểm và cũng đã có nhiều người thiệt mạng ở đây
Theo vov.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông thay đổi đường đi, dự báo hướng về phía miền Trung

Áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông thay đổi đường đi, dự báo hướng về phía miền Trung

HHT - Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) được dự báo sẽ đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 4 đang có đường đi liên tục thay đổi do chịu tác động của nhiều yếu tố. Trong các bản tin mới nhất của các cơ quan khí tượng, sau khi vào Biển Đông và mạnh lên thành bão, ATNĐ/bão có khả năng hướng về phía miền Trung nước ta.
Bao giờ mùa Thu thực sự mới bắt đầu, dù theo lịch thì đã sắp đến Trung Thu?

Bao giờ mùa Thu thực sự mới bắt đầu, dù theo lịch thì đã sắp đến Trung Thu?

HHT - Mặc dù Tết Trung Thu sắp đến (ngày 17/9 Dương lịch) nhưng nếu cảm nhận dựa trên thời tiết thì chúng ta cũng thấy là vẫn chưa có thời tiết kiểu mùa Thu. Vậy khi nào mùa Thu thực sự mới bắt đầu với sự thay đổi rõ rệt về thời tiết, và tại sao lại có sự khác biệt về ngày bắt đầu mùa Thu theo những cách tính khác nhau?