Bài kiểm tra cho học sinh lớp 6 ở Mỹ có câu hỏi kỳ lạ khiến người gốc châu Á bức xúc

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một bài kiểm tra môn Khoa học Xã hội dành cho học sinh lớp 6 ở Mỹ có một câu hỏi rất kỳ cục, bị nhiều phụ huynh và học sinh đánh giá là càng gây thêm thái độ thù ghét người châu Á. Không chỉ vậy, câu hỏi này không có vẻ gì là cần thiết trong một bài kiểm tra như thế.

Giữa tình hình nạn thù ghét người châu Á ở Mỹ đang là mối lo ngại lớn và bị nhiều người cũng như cả Chính phủ phản đối, thì tại một trường cấp 2 ở Texas, học sinh lại sốc vì một câu hỏi kỳ quặc trong bài kiểm tra môn Khoa học Xã hội.

Bài kiểm tra này được đăng lên Twitter bởi một sinh viên tên là Joy Lim, và đây câu hỏi nằm trong bài mà cô em gái học lớp 6 của Lim phải làm.

“Trong những quy tắc/ tiêu chuẩn của Trung Quốc dưới đây thì điều nào là đúng:

“A. Ở Trung Quốc, người nào ợ hơi trong nhà hàng thì sẽ bị cắt đứt môi là điều bình thường.

“B. Ở một số vùng tại Trung Quốc, trẻ con bị đánh 50 roi nếu ăn trộm một chiếc kẹo là điều bình thường.

“C. Ở một số vùng tại Trung Quốc, việc ăn thịt chó mèo là điều bình thường”.

Bài kiểm tra cho học sinh lớp 6 ở Mỹ có câu hỏi kỳ lạ khiến người gốc châu Á bức xúc ảnh 1

Câu hỏi trong bài kiểm tra mà một học sinh lớp 6 phải làm. Ảnh: Joy Lim.

Lim kể: “Câu hỏi khiến tôi rất kinh ngạc. Tôi không hiểu người nào nghĩ rằng một câu hỏi thế này là phù hợp”. Cô cũng viết: “Những luận điệu có hại trong hệ thống giáo dục chính là lý do khiến sự phân biệt chủng tộc và nạn thù ghét người châu Á vẫn tồn tại”.

Cô thậm chí tag luôn cả tên trường của em gái mình là trường THCS Blalack ở Carrollton (Texas), đề nghị họ “hãy làm tốt hơn”.

Khi được phỏng vấn bởi kênh NBC ở địa phương, Lim thẳng thắn nói: “Với ví dụ này, chúng ta thấy rằng, bắt đầu từ trường cấp 2, học sinh đã được dạy có suy nghĩ rất khác thường về người ở Trung Quốc, ở châu Á, hoặc bất kỳ ai trông khác với mình”.

Bài kiểm tra cho học sinh lớp 6 ở Mỹ có câu hỏi kỳ lạ khiến người gốc châu Á bức xúc ảnh 2

Trường Blalack. Ảnh: CFBISD.

Gia đình Lim là người gốc Hàn Quốc, nhưng họ cũng thấy rất không thoải mái về câu hỏi trong bài kiểm tra Khoa học Xã hội dành cho học sinh 12 tuổi.

Sau đó, học khu, nơi có trường của em gái Lim, đã đưa ra thông báo, khẳng định rằng ngôn từ trong câu hỏi của bài kiểm tra là “thiếu tôn trọng” và “gây tổn thương”, rằng họ coi trọng “cộng đồng học sinh và nhân viên đa dạng”, và “những hành động hoặc ngôn ngữ thiếu tôn trọng bất kỳ nhóm người nào đều là không thể chấp nhận”.

Trong thông báo cũng cho biết, 3 giáo viên có liên quan đến việc “sử dụng ngôn ngữ không phù hợp” về người gốc Á đã được cho tạm nghỉ để điều tra.

Bài kiểm tra cho học sinh lớp 6 ở Mỹ có câu hỏi kỳ lạ khiến người gốc châu Á bức xúc ảnh 3

Học khu thừa nhận rằng 3 giáo viên đã dùng ngôn ngữ không phù hợp về người Mỹ gốc Á trong bài kiểm tra. Ảnh: CFBISD.

Câu hỏi trong bài kiểm tra này được đưa ra trong bối cảnh những vụ tấn công nhằm vào người châu Á ở Mỹ đang gia tăng. Một nghiên cứu của ĐH bang California cho thấy, số vụ tội phạm vì thù địch nhằm vào người châu Á ở các thành phố lớn tại Mỹ đã tăng gần 150% trong năm 2020 và vẫn đang tiếp tục tăng kể từ đầu năm nay.

Bài kiểm tra cho học sinh lớp 6 ở Mỹ có câu hỏi kỳ lạ khiến người gốc châu Á bức xúc ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG
Knet "ném đá" Min Hee Jin hậu họp báo: Ngừng lôi kéo NewJeans hay nhắc tới nhóm khác
Knet "ném đá" Min Hee Jin hậu họp báo: Ngừng lôi kéo NewJeans hay nhắc tới nhóm khác
HHT - Hậu họp báo chiều 25/4, Min Hee Jin tiếp tục ngập trong chỉ trích của cư dân mạng xứ Hàn. Họ cho rằng cô đang lợi dụng NewJeans, trong khi nhắc tới các nhóm nữ khác - "những đứa con của người khác" kém duyên mà không màng tới họ sẽ bị "bạo lực mạng" vô lý. Đồng thời, nhiều fan K-Pop toàn cầu đặt câu hỏi liệu Bang Si Hyuk - chủ tịch của HYBE có tình cảm với Min Hee Jin hay không khi tin tưởng cô tới vậy?
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
HHT - Có một điều thú vị ở nhà văn Nguyễn Huy Tưởng mà những người yêu viết láchcó thể học hỏi, chính là việc ông rất chăm viết nhật ký. Bằng việc suy tư và chăm ghi chép lại những điều diễn ra xung quanh mình, Nguyễn Huy Tưởng dần tìm ra những quan niệm về nhân sinh, để đưa vào các tác phẩm do ông sáng tác. 

Có thể bạn quan tâm