Bất kỳ ai đều có lúc cảm thấy vô cùng cô độc và tuyệt vọng

Bất kỳ ai đều có lúc cảm thấy vô cùng cô độc và tuyệt vọng
HHT - Vì những khó khăn có thể xảy đến rất bất ngờ, với bất kỳ ai, nên mỗi người đều nên sẵn sàng giúp đỡ người khác bằng hết sức mình.

Vào ngày 18/6/1947, trên một chuyến bay của hãng hàng không Pan Am, một động cơ bỗng nhiên ngừng hoạt động. Việc này khiến một động cơ khác bị nóng lên quá mức cho phép và bốc cháy.

Tất nhiên, vụ cháy gây ra cơn hoảng loạn ngày càng tăng trong khoang máy bay. Lựa chọn duy nhất của cơ trưởng là tìm cách hạ cánh khẩn cấp, và ông đang cố gắng làm đúng như vậy. Nhưng hành khách ngày càng khiếp sợ. Nên trong khi đó, cơ phó mới 25 tuổi quyết định tháo đai an toàn, đi vào khoang hành khách để làm những gì mình có thể. Anh ngồi xuống bên cạnh một cô gái trẻ đi một mình, trông rất đơn độc và sợ hãi. Anh chỉ nói với cô: "Mọi chuyện rồi sẽ ổn cả thôi". Cô gái nhìn sang anh, và có vẻ bình tĩnh lại.

Khi hành khách trên máy bay hoảng sợ, thì các thành viên phi hành đoàn cần có phản ứng nhanh và tích cực.

Anh cơ phó nói rằng mọi chuyện đều sẽ ổn, trong khi mắt vẫn nhìn động cơ đang tiếp tục cháy ở bên ngoài. Anh lặp lại với cô gái rằng mọi chuyện sẽ ổn, trong khi anh nhìn thấy động cơ đó rơi ra từ cánh máy bay. Và anh vẫn an ủi cô gái rằng sẽ không sao đâu, trong khi anh nhìn thấy những đường dẫn nhiên liệu đã lộ ra, ngọn lửa lan đi, bao trùm thân máy bay, và máy bay bắt đầu lao xuống. Đúng vậy, anh đã nói với cô gái đó rằng mọi chuyện sẽ ổn, trong khi anh đang biết rõ rằng tất cả mọi người trên máy bay, bao gồm cả anh, đều sắp chết.

Và rồi, chỉ một chút sau đó, chiếc máy bay rơi thẳng – đập mạnh – xuống sa mạc Syria. 14 người đã chết ngay lập tức. Hai thành viên phi hành đoàn còn sống sót, bao gồm anh cơ phó, dù anh đã bị gãy hai xương sườn.

Chiếc máy bay giống với chiếc đã bị rơi của hãng hàng không Pan Am.

Với hai chiếc xương gãy, cơ phó vẫn lập tức đứng dậy, quay trở vào chiếc máy bay đang cháy, nhanh hết mức có thể, cố gắng kéo những người còn sống ra khỏi đống đổ nát.

Cuối cùng, gió đổi chiều, ngọn lửa bao trùm toàn bộ máy bay, và họ chẳng làm gì khác được ngoài việc ngồi chờ đợi.

Hết đêm rồi tới sáng. Một ngày mới đã đến, nhưng những đội cứu hộ thì không. Cơ phó của chúng ta liền đứng lên làm chủ tình hình, thành lập hai nhóm tìm kiếm. Nhóm thứ nhất đi về một hướng, nhóm thứ hai – cùng với cơ phó – đi theo một hướng khác, giữa sa mạc mênh mông.

Cuối cùng họ tìm thấy một ngôi làng – và ở đó có radio để gửi nhận tin. Một cuộc gọi được chuyển đi, với kết quả là 22 người sống sót được cứu.

Về phần anh cơ phó, thì vụ rơi máy bay này đã làm thay đổi con người anh. Sau lần đó, anh không còn muốn làm phi công nữa. Anh muốn làm một việc gì đó khác với cuộc đời mình. Anh xin nghỉ việc ở Pan Am để theo đuổi sự nghiệp viết lách, và cuối cùng anh chuyển sang lĩnh vực truyền hình.

Tên của vị cơ phó này là Gene Roddenberry, và là người đã tạo ra series "Star Trek" (Du hành giữa các vì sao).

Gene Roddenberry.

Câu chuyện này không phải là một bài ca ngợi Roddenberry, mặc dù ông xứng đáng được ca ngợi. Trước khi làm việc trong ngành truyền hình, ông là một phi công, một nhà điều tra các vụ tai nạn máy bay, và một cảnh sát. Bản thân ông đã sống sót qua 3 vụ máy bay rơi.

Câu chuyện này thực ra nhằm để nhắc nhở rằng, trên hành trình cuộc sống của mình, đôi khi, có những sự kiện rất kinh khủng có thể bất ngờ xảy ra. Roddenberry hiểu rằng, bất kỳ ai đều có những lúc cảm thấy rất cô độc và tuyệt vọng. Và cần sự giúp đỡ.

Vậy nên, điều quan trọng là, ngày hôm nay, mỗi chúng ta hãy sẵn sàng đứng lên và giúp đỡ ai đó. Sự giúp đỡ ấy, dù nhỏ, cũng có thể thay đổi cuộc đời của một con người.

Theo INTERNET
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Reply Y2K: Trái tim bí mật của cô bạn Bánh Cam "keo kiệt" của tuổi thơ tôi

Reply Y2K: Trái tim bí mật của cô bạn Bánh Cam "keo kiệt" của tuổi thơ tôi

HHT - Ba Bánh Cam mất sớm, má nó làm các loại bánh bột chiên, bỏ mối cho những người bán dạo. Có lần, Bánh Cam xách theo bọc bánh, mời bạn bè trong lớp. Mọi người xúm vô ăn. Mấy chục bánh nóng hổi hết sạch. Tới lúc đó, Bánh Cam mới dõng dạc: “Mỗi cái bánh 500 đồng. Trả tiền cho tui nha!”. Tụi bạn chưng hửng ngó nhau.
Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Đậu Ván vẫn ít nói, vẫn đeo kính và có lẽ vẫn mơ làm bác sĩ. Tớ nghĩ chẳng nghề nào hợp với cậu ấy hơn thế. Bởi những người có tính thương yêu thực sự, chẳng cần phô diễn ồn ào, luôn sẵn lòng cứu giúp những vật nhỏ nhất như Đậu Ván sẽ làm được rất nhiều điều tốt lành cho cuộc sống này.