Bầu trời đỏ rực ở Philippines trước khi siêu bão đổ bộ được giải thích thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Trước khi siêu bão Usagi đổ bộ, bầu trời ở Philippines có màu đỏ sẫm hoặc hồng rực rất lạ, trông như thể được tô màu. Trời lặng gió, không gian rất tĩnh lặng trước cơn bão. Đây là hiện tượng gì và được giải thích thế nào?

Bão Usagi (ở Philippines gọi là bão Ofel) mạnh đỉnh điểm vào sáng 14/11, khi nó là siêu bão với sức gió duy trì là 185 km/h (cấp 16), gió giật 230 - 240 km/h (trên cấp 17), theo cơ quan khí tượng Philippines (PAGASA).

Đến trưa, nó giảm cường độ một chút, sức gió còn 175 km/h (cấp 15) trước khi đổ bộ vào thành phố Baggao (tỉnh Cagayan, Philippines) lúc 1h30’ (giờ địa phương, là 12h30’ trưa 14/11, theo giờ Việt Nam). Đây là cơn bão thứ 5 ảnh hưởng đến Philippines chỉ trong vòng 3 tuần.

Trước khi bão đổ bộ, các nhà chức trách đã vội vã sơ tán hàng ngàn người dân ở các khu vực bờ biển. Ở nhiều nơi, việc sơ tán là bắt buộc.

Bầu trời đỏ rực ở Philippines trước khi siêu bão đổ bộ được giải thích thế nào? ảnh 1

Lực lượng Phòng vệ Biển Philippines giúp sơ tán người dân ở tỉnh Cagayan vào sáng 14/11, trước khi siêu bão Usagi đổ bộ. Ảnh: Lực lượng Phòng vệ Biển Philippines/ AFP.

Trong khi còn chưa có nhiều hình ảnh ở thời điểm bão đổ bộ (trong những cơn bão mạnh, thời tiết rất xấu và nguy hiểm nên đôi khi không thể có hình ảnh ngay), một số người ở Philippines đã đăng ảnh “sự yên ắng trước cơn bão”.

Ở thành phố Ocampo, tỉnh Camarines Sur, bầu trời lúc bình minh (khoảng 5h30’ sáng 14/11) có màu hồng lạ mắt. Còn ở tỉnh Albay, bầu trời lại đỏ rực trông khá đáng sợ.

Bầu trời đỏ rực ở Philippines trước khi siêu bão đổ bộ được giải thích thế nào? ảnh 2

Bầu trời màu đỏ rực ở khu vực núi lửa Mayon (tỉnh Albay, Philippines) vào sáng 14/11. Ảnh: Nino Adonis Rebeta.

Theo trang Hệ thống Thời tiết Philippines và mục Thời tiết của kênh Click Orlando, một số chuyên gia giải thích, hiện tượng “bầu trời đỏ” này cho biết trong không khí có bụi và nhiều hơi nước. Nói một cách đơn giản, chúng ta nhìn thấy bầu trời màu đỏ vì màu đỏ có bước sóng dài hơn, vào lúc bình minh và hoàng hôn, khi Mặt Trời ở khá thấp thì bước sóng dài này đi được xa hơn, xuyên qua những bụi, khói và hạt nước li ti, còn những bước sóng ngắn hơn, như xanh da trời, bị phân tán.

Hiện tượng "bầu trời đỏ" (đôi khi là màu hồng) thường báo hiệu sắp có mưa hoặc thời tiết cực đoan (trong không khí nhiều hơi ẩm). Cho nên ở nước ta cũng hay nói “ráng đỏ thì mưa” là vì vậy.

Bầu trời đỏ rực ở Philippines trước khi siêu bão đổ bộ được giải thích thế nào? ảnh 3

Bầu trời màu hồng ở Ocampo (tỉnh Camarines Sur, Philippines) vào sáng 14/11. Ảnh: Emm Suarez.

Ngoài ra, do bão hút không khí ấm và ẩm nên bên ngoài cơn bão, không khí khá khô ráo, trời lặng gió. Động vật thường cảm nhận được điều này nên cũng tìm nơi trú ẩn, giảm hoạt động và không phát ra nhiều âm thanh, khiến cả không gian tĩnh lặng.

Bầu trời đỏ rực ở Philippines trước khi siêu bão đổ bộ được giải thích thế nào? ảnh 7
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Con khỉ chạy 2 chân y hệt con người khiến ai cũng ngạc nhiên, liệu có dị thường?

Con khỉ chạy 2 chân y hệt con người khiến ai cũng ngạc nhiên, liệu có dị thường?

HHT - Trong khi bình thường khỉ vẫn đi bằng 4 chân thì ở một đoạn video mới được chia sẻ, một con khỉ chạy rất nhanh chỉ bằng 2 chân sau, mà trông dáng chạy của nó rất giống con người. Đoạn video nhanh chóng được xem gần 12 triệu lượt. Tại sao con khỉ này có sự “tiến hóa” lạ như vậy và đây có phải điều khác thường không?
Miền Bắc sắp đón không khí lạnh rất mạnh, nhiệt độ Hà Nội có thể xuống 8 độ C

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh rất mạnh, nhiệt độ Hà Nội có thể xuống 8 độ C

HHT - Nhiệt độ ở miền Bắc nước ta đang tăng dần trước khi đón đợt không khí lạnh tiếp theo. Tuy nhiên, đợt không khí lạnh sau đó mới đáng chú ý hơn, vì nó có cường độ mạnh hơn hẳn, dự báo có thể “kéo” nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội xuống mức rét hại ở những thời điểm nhất định trong ngày.
350 con voi ở châu Phi đi thành vòng tròn rồi gục xuống: Đã tìm ra nguyên nhân

350 con voi ở châu Phi đi thành vòng tròn rồi gục xuống: Đã tìm ra nguyên nhân

HHT - Vụ việc 350 con voi thiệt mạng một cách bí ẩn ở châu Phi được các nhà khoa học gọi là một “thảm họa”. Những con voi này cứ đi thành vòng tròn trước khi gục xuống và mất mạng, khiến nhiều giả thuyết đã được đưa ra, bao gồm cả giả thuyết voi bị “nhiễm sóng của người ngoài hành tinh”. Nhưng giờ đây, sau nhiều nghiên cứu, nguyên nhân thực sự có thể đã được xác định.
Vòng tròn băng kỳ lạ xoay đều như cánh cửa xuyên không được giải thích thế nào?

Vòng tròn băng kỳ lạ xoay đều như cánh cửa xuyên không được giải thích thế nào?

HHT - Một vòng tròn băng tròn vành vạnh như được ai vẽ bằng compa đã xuất hiện trên một con sông ở Nga khiến nhiều người rất ngạc nhiên và tò mò. Đây là hiện tượng hiếm có, không nhiều người được nhìn thấy. Vậy “tác phẩm nghệ thuật của tự nhiên” này là gì và có thể được giải thích thế nào?
“Cá chép lên trời” - đám mây giống con cá đến từng chi tiết, là hiện tượng gì?

“Cá chép lên trời” - đám mây giống con cá đến từng chi tiết, là hiện tượng gì?

HHT - Sự xuất hiện của một đám mây giống hệt con cá - giống tới từng chi tiết nhỏ - khiến nhiều người bất ngờ, thậm chí xem ảnh còn cảm thấy như ảnh ghép. Người ta cũng liên tưởng tới hình tượng “cá chép bay lên trời”, vốn rất phổ biến trong văn hóa phương Đông. Vậy “cá chép đỏ” trên bầu trời có thể được giải thích thế nào?