Cá “Tận thế” xuất hiện lần thứ ba trong 3 tháng, có phải là điềm báo thiên tai?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Loài cá khổng lồ được gọi là "cá Tận thế" đã xuất hiện ở bờ biển California (Mỹ) lần thứ ba trong 3 tháng vừa rồi, khiến nhiều người lo sợ. Đây là loài cá được cho là mang theo “điềm xấu”, báo hiệu sắp có sóng thần hoặc động đất mạnh.

Vốn rất hiếm khi xuất hiện nhưng “cá Tận thế” đã lại mới được tìm thấy ở bờ biển thành phố Encinitas (bang California, Mỹ). Mà đây là lần thứ ba loài cá này xuất hiện ở bờ biển California trong 3 tháng qua, cũng mới là lần thứ 22 trong cả thế kỷ qua, theo CNN.

“Cá Tận thế” ở đây là cá mái chèo. Con cá mới xuất hiện dài gần 3 mét, được phát hiện trên bãi biển Grandview bởi một người thuộc Viện Hải dương học Scripps ở ĐH California, San Diego. Khi được phát hiện thì con cá này không còn sống. Sau đó, nó được Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) của Mỹ đem về Trung tâm Khoa học Ngư nghiệp Tây Nam.

Cá “Tận thế” xuất hiện lần thứ ba trong 3 tháng, có phải là điềm báo thiên tai? ảnh 1

"Cá Tận thế" bị giạt vào bờ biển California (Mỹ) mới đây. Ảnh: Alison Laferriere.

Cá mái chèo này vốn sống ở vùng nước sâu, từ xưa đã bị coi là “điềm xấu”. Theo thần thoại của Nhật Bản thì việc cá mái chèo ở nước sâu bỗng xuất hiện ở vùng nước nông chính là điềm báo sắp có sóng thần hoặc động đất, theo trang AccuWeather. Còn theo tổ chức môi trường Ocean Conservancy ở Mỹ thì hồi năm 2010, ít nhất hơn 10 lần loài cá này xuất hiện ở bờ biển Nhật Bản, trước khi Nhật Bản phải chịu trận động đất mạnh nhắt từng được ghi nhận ở đất nước này (vào tháng 3/2011).

Bởi vậy mà cá mái chèo mới bị gọi là “cá Tận thế”.

Cá “Tận thế” xuất hiện lần thứ ba trong 3 tháng, có phải là điềm báo thiên tai? ảnh 2

Cá mái chèo còn được gọi là "rắn biển". Con cá dài gần 3 mét vẫn được coi là khá nhỏ trong loài này. Ảnh: Alison Laferriere.

Nhưng tại sao loài cá này có thể báo trước động đất hoặc sóng thần?

Có một số giả thuyết là sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo - xảy ra trước các trận động đất - làm ảnh hưởng đến loài cá sống ở vùng nước sâu này, khiến chúng bị trôi giạt lên bờ biển. Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu vào năm 2019 cho rằng việc cá mái chèo xuất hiện ở bờ biển Nhật Bản không liên quan đến việc động đất xảy ra, theo trang GeoScience.

Cá “Tận thế” xuất hiện lần thứ ba trong 3 tháng, có phải là điềm báo thiên tai? ảnh 3

Người ta chỉ có thể nhìn thấy cá mái chèo ở môi trường tự nhiên của nó (dưới biển sâu) nhờ những loại máy móc điều khiển từ xa. Con cá mái chèo dài hơn 6 mét này được thấy ở Vịnh Mexico vào năm 2011. Ảnh: Mark Benfield.

Hiện các nhà khoa học ở Mỹ chưa biết tại sao lại phát hiện cá mái chèo đến lần thứ ba trong 3 tháng qua, trong khi bình thường rất hiếm khi con người nhìn thấy chúng, thậm chí các nhà nghiên cứu cũng khó tìm hiểu về chúng, do chúng sống ở sâu khoảng 1.000 mét dưới biển. Họ cho rằng, rất có thể đây là kết quả của một số thay đổi về các điều kiện dưới đại dương, nên phải theo dõi sát sao xem có nguy cơ động đất hay không.

Cá “Tận thế” xuất hiện lần thứ ba trong 3 tháng, có phải là điềm báo thiên tai? ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Vì sao siêu bão Man-yi bị phá vỡ tan tác khi đi qua một đảo ở Philippines?

Vì sao siêu bão Man-yi bị phá vỡ tan tác khi đi qua một đảo ở Philippines?

HHT - Đổ bộ Philippines 2 lần đều ở cấp siêu bão, nhưng Man-yi suy yếu nhanh chóng sau khi đi băng qua đảo Luzon. Hình ảnh vệ tinh cho thấy hoàn lưu của cơn bão gần như bị phá vỡ, trở nên lộn xộn, xộc xệch khi bão đi qua đảo này. Có lẽ vì vậy mà nhiều người gọi Luzon là “vùng phá bão”. Tại sao lại như vậy?