“Câu chuyện nghĩa địa”: Một thế giới huyền bí và mê hoặc ở bên kia ranh giới

“Câu chuyện nghĩa địa”: Một thế giới huyền bí và mê hoặc ở bên kia ranh giới
HHT - “Câu chuyện nghĩa địa” không chỉ dành cho thiếu nhi. Nó có một sức hấp dẫn quyến rũ huyền bí rất riêng, thậm chí hơi lạnh sống lưng nhưng chỉ một chút thôi, ngay cả với những độc giả trưởng thành.

Câu chuyện nghĩa địa là một trong những tác phẩm nổi bật nhất của nhà văn Neil Gaiman - người được mệnh danh là “ngôi sao nhạc rock” của dòng văn học thiếu nhi. Tuy nhiên, Câu chuyện nghĩa địa không chỉ dành cho thiếu nhi. Nó có một sức hấp dẫn quyến rũ, thậm chí hơi lạnh sống lưng nhưng chỉ một chút thôi, ngay cả với những độc giả trưởng thành. Với Câu chuyện nghĩa địa, Neil Gaiman đã trở thành tác giả đầu tiên giành cả hai giải thưởng Newbery và Carnegie cho văn chương.

Ảnh: Tumblr@thepaige-turner.

Phong cách viết của Neil Gaiman rất đặc trưng. Tác phẩm của ông luôn được phủ bởi một lớp ma thuật bí ẩn, huyền ảo, vừa cổ xưa lại vừa hiện đại. Những tác phẩm nổi bật của Neil Gaiman như Coraline, Đại dương cuối đường làng, Bụi sao… đều thể hiện màu sắc này rất rõ. Câu chuyện nghĩa địa cũng có chung phong cách đó, và đã mê hoặc hàng triệu độc giả trên toàn thế giới.

Ảnh: Instagram@girlsandghouls.

Câu chuyện nghĩa địa bắt đầu bằng một khung cảnh u ám kinh hoàng, khi một tên nguy hiểm giết hại gia đình một cậu bé. May mắn, cậu bé con út của gia đình đó thoát khỏi nhà, bò lên đồi, vào một khu nghĩa địa cổ. Những cư dân ở nghĩa địa đó đã cưu mang cậu, trao cho cậu Quyền Tự Do Đi Lại Trong Nghĩa Địa. Họ cũng cho cậu một mái ấm kì quặc, nhưng đầy đủ tình thương và sự bảo hộ, cùng một cái tên. Cậu được họ gọi là Không Ai Cả, Nobody Owens, gọi tắt là Bod.

Ảnh: Instagram@inkandmyths.

Câu chuyện nghĩa địa chính là câu chuyện của Bod khi cậu dần dần lớn lên ở nghĩa địa cùng những cư dân đã chết ở đó. Cậu có bố mẹ là ông bà Owens, người bảo hộ bí ẩn là chú Silas, cùng những người dân sống ở nghĩa địa. Neil Gaiman đã dùng trí tưởng tượng tuyệt vời của mình dẫn dắt Bod đến các bí ẩn ở nghĩa địa, và khiến độc giả cũng bị mê hoặc theo chúng. Bod xuống một căn hầm tối, nơi có các báu vật và Sát Thủ vô hình đang chờ đợi Chủ Nhân. Bod trèo lên một cây táo, ngã xuống và gặp một cô phù thủy xinh đẹp Liza Hempstock. Bod học về Thành Quỷ cùng Quỷ Nhập Tràng với cô Lupescu - một thành viên của Đội Hộ Vệ Danh Dự. Bod học về phép Tàng Hình, phép Sợ Hãi, phép Kinh Hoàng, phép Mộng Du… từ những hồn ma trong nghĩa địa. Một thế giới khác mở ra, đầy lôi cuốn và kích thích, nhưng không hề khiến người ta sợ hãi.

Ảnh: Instagram@rightbrainred.

Bod càng ngày càng lớn lên trong thế giới bé nhỏ đó của mình, nơi mà cậu biết tất cả các bia mộ ấy thuộc về ai, cậu phải đi về hướng nào để gặp được cô phù thủy bí ẩn hay anh chàng nhà thơ mơ mộng. Nhưng những người thân của cậu thì vẫn vậy, dù thời gian có trôi đi bao lâu. Càng ngày, niềm khát khao về thế giới bên ngoài càng mãnh liệt trong Bod. Nhưng nếu ra đi, Bod hiểu rằng mình sẽ không thể quay trở về nghĩa địa như trước đây được nữa. Và những kẻ hiểm ác từng làm hại gia đình cậu vẫn đang ở ngoài kia, tìm kiếm cậu.

Ảnh: Instagram@hunnylemon_.

Dù vậy, trốn tránh chưa bao giờ là một đáp án đúng. An toàn cũng không đồng nghĩa với việc phải hèn nhát. Và tình yêu thương sẽ không biến mất nếu một ai đó ra đi..

“Cháu không được ở lại đây hay sao ạ? Ở lại nghĩa địa ấy ạ?”

“Cháu không thể,” chú Silas nói, Bod chưa bao giờ thấy chú nói một cách nhẹ nhàng như thế. “Tất cả mọi người ở đây đã sống hết cuộc đời mình, Bod ạ, cho dù đó là một cuộc đời ngắn ngủi đi chăng nữa. Giờ thì đã đến lượt cháu. Cháu cần phải sống.”

Ảnh: Instagram@daisyreadthat.

Sự lựa chọn của Bod chính là đáp án cho lòng dũng cảm và khát khao hiểu biết của con người. Tất cả chúng ta đều phải lớn lên, phải chấp nhận những thử thách để trở nên mạnh mẽ và hiểu biết, để trưởng thành. Bài học quan trọng nhất vượt trên tất cả vẫn là lòng nhân hậu và tình yêu thương, cho dù bạn là ai, người còn sống hay người đã chết, một kẻ thuộc về thế giới dưới ánh sáng hay một kẻ đã nằm dưới nấm mồ. Như những cư dân của nghĩa địa đã không bỏ rơi Bod. Như Bod đã không bỏ rơi chính mình.

Ảnh: Instagram@pagesandpassages.

Bà Owens ngước lên nhìn nó, rồi bà cất tiếng hát một bài hát mà Bod còn nhớ rõ, bài hát bà vẫn thường hát cho nó nghe vào thưở ấu thơ, bài hát bà dùng để hát ru cho nó ngủ khi nó còn nhỏ xíu.

“Hãy ngủ đi bé yêu của mẹ

Ngủ cho đến khi con thức dậy

Lớn lên con sẽ được thấy thế gian

Nếu mẹ không nhầm…”

“Mẹ không nhầm đâu,” Bod thì thầm. “Và con sẽ làm được những điều ấy.”

“Hôn một người thương

Nhảy một điệu vui

Tìm thấy tên mình

Cùng một kho báu…”

Rồi bà Owens nhớ lại những câu hát cuối cùng, và bà hát nốt cho con trai mình nghe.

“Đối mặt với cuộc đời

Với niềm vui, với nỗi đau,

Không bỏ qua con đường nào.”

“Không bỏ qua con đường nào,” Bod nhắc lại. “Quả là một thách thức gian lao, nhưng con sẽ cố hết sức.”

Ảnh: Instagram@rebecasgrotto.

(Trích dẫn trong bài thuộc bản dịch của Lê Minh Đức, sách được Nhã Nam phát hành tại Việt Nam)

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

HHT - Trong "Kì Công Diệu Nghệ", hai tác giả Đông Nguyễn và hoạ sĩ Kaovjets Ngujens giới thiệu 30 kĩ thuật và công nghệ nổi trội, cả du nhập lẫn tự sáng tạo, được ông cha ta ứng dụng vào đời sống trước thế kỉ XX. Trong đó, nổi bật nhất là các phát kiến quân sự và hàng hải - khiến người đọc tự hào trước những sáng tạo đáng điểm 10 của người Việt xưa.
Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

HHT - Kỳ nghỉ hè ngỡ như buồn tẻ và cô độc của Juan trở nên ngày một ly kỳ, thú vị, lôi cuốn hơn khi cậu bé nhận thấy những cuốn sách ở nhà bác không hề bình thường: Chúng lén lút tự di chuyển khi không ai để ý, chúng thay đổi và ăn trộm nội dung của nhau, chúng chỉ xuất hiện nếu muốn được đọc. Dường như chính những cuốn sách mới là chủ của thư viện.
"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

HHT - Những trang viết của nhà văn Đoàn Giỏi dẫn dắt người đọc vào những cuộc phiêu lưu, đến với những cánh rừng đước, đầm lầy, con nước Cửu Long, lắng nghe tiếng gọi hoang dã của muông thú, và đắm mình vào đời sống của những người dân Nam Bộ - những con người dung dị và đáng mến, nhưng cũng rất anh hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

HHT - Là cây bút quen thuộc với dòng sách kể chuyện về Sài Gòn xưa cũ mà hiện đại, nhà văn - nhà báo Phạm Công Luận trở lại với văn học thiếu nhi bằng hai quyển sách "Xóm thiên đường" và "Trang trại cuối rừng". Đây là hai tập truyện mở ra cánh cửa mời bạn đọc bước vào thế giới tuổi thơ ngộ nghĩnh, sống động và giàu tình yêu thương.
Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

HHT - Hai tập truyện tranh mới ra mắt trong bộ "Kí ức kiều bào" của hoạ sĩ người Pháp Clément Baloup đã hé lộ phần nào về đời sống xa xứ của các lính thợ, các chân đăng trong giai đoạn Thế chiến II. Bộ truyện tranh đã mở ra một phần lịch sử, qua kí ức của chính những người trong cuộc.