Choáng-muốn-xỉu trước những chuyến tàu “bánh kẹp” ở Nhật Bản

Choáng-muốn-xỉu trước những chuyến tàu “bánh kẹp” ở Nhật Bản
HHT - Bạn quá sợ cảnh chen chúc trên xe buýt mỗi ngày? Đừng than vãn nữa bởi cảnh tượng tàu điện ngầm ở Nhật Bản giờ cao điểm còn hãi hùng hơn nhiều!

Những chuyến tàu “bánh kẹp”

Mạng lưới giao thông đường sắt đóng vai trò quan trọng với Nhật Bản. Ở thủ đô Tokyo, gần một nửa người dân dùng tàu hỏa làm phương tiện giao thông chính. Phần còn lại dùng xe đạp, xe buýt và phương tiện cá nhân. Trong số 48% sử dụng mạng lưới đường sắt công cộng, phân nửa đi lại nhờ hệ thống tàu điện ngầm tối tân.

Người Nhật sử dụng phương tiện giao thông công cộng là chủ yếu, thế nên cảnh chen chúc nhồi nhét ở tàu điện chẳng còn lạ lẫm là bao. Vào giờ cao điểm, tàu điện ngầm ở Nhật nói chung và thủ đô Tokyo nói riêng đông khách đến nỗi giống như một cái hộp nhồi nhét đầy người. Đứng trong đó, bạn có thể bị chen lấn đến khó thở.

Choáng-muốn-xỉu trước những chuyến tàu “bánh kẹp” ở Nhật Bản ảnh 1

Những "oshiya" đang hết sức “nhồi” khách lên tàu.

Trước cảnh tượng khác xa với đất nước mình như vậy, Michael Wolf, một nhiếp ảnh gia người châu Âu đã thực hiện một bộ ảnh chụp lại những khoảnh khắc “người ép người” qua những ô cửa kính. “Tokyo Compression” chỉ sau 3 ngày đăng lên đã thu hút vô số lượt xem trên nhiều trang web lớn nhỏ về văn hóa Nhật Bản.

Choáng-muốn-xỉu trước những chuyến tàu “bánh kẹp” ở Nhật Bản ảnh 2

Một anh chàng vô tư ngủ trong khi bị chen lấn.

Choáng-muốn-xỉu trước những chuyến tàu “bánh kẹp” ở Nhật Bản ảnh 3

Khuôn mặt mệt mỏi vì tàu kín đặc hành khách.

Choáng-muốn-xỉu trước những chuyến tàu “bánh kẹp” ở Nhật Bản ảnh 4

Làn hơi nước mờ ảo càng gia tăng độ “kì quặc” của phong cách sống ở Nhật Bản.

Đông nhưng vẫn văn minh đúng “chuẩn” Nhật Bản

Như phong cách sống văn hoá nổi tiếng toàn thế giới của người Nhật, dù đang giờ cao điểm và rất đông đúc nhưng tất cả quá trình xếp khách ấy không gây nên bất cứ tiếng động lớn nào. Mọi người tự sắp xếp sao cho những người mới lên có chỗ đứng. Cũng không hề có cảnh tượng chen lấn, xô đẩy diễn ra.

1. Ga tàu siêu sạch

Với số lượng hành khách đạt mốc kỉ lục mỗi ngày, sàn ga ở Nhật vẫn sạch bóng dù không hề có thùng rác. Người ta chỉ thấy có một số thùng đựng rác tái chế được đặt cạnh các máy bán hàng tự động. Thậm chí các ga có nhiều nhà vệ sinh cũng sạch không kém, được trang bị thiết bị công nghệ cao để đáp ứng lượng khách ra vào vô số mỗi ngày.

Choáng-muốn-xỉu trước những chuyến tàu “bánh kẹp” ở Nhật Bản ảnh 5

2. Xếp hàng ngay cả vào giờ cao điểm

Một điều kì lạ là dù có đông đúc thế nào đi chăng nữa thì người Nhật vẫn luôn xếp hàng ngay ngắn phía sau vạch vàng đó, trật tự chờ tàu tới, do đó ngay cả giờ cao điểm cũng không xảy ra tình trạng chen lấn, hỗn loạn. Nếu có vô tình “mắc kẹt” giữa biển người hoặc không kịp lên tàu, tại sân ga, người Nhật có bố trí các "oshiya", hay còn gọi là “người đẩy” mặc đồng phục, đeo găng tay và luôn túc trực sẵn ở cửa các toa xe để giúp mọi hành khách lên được tàu. Và đoàn tàu chỉ chạy khi cửa các toa xe đóng chặt, đảm bảo không hành khách nào bị “bỏ rơi”.

Choáng-muốn-xỉu trước những chuyến tàu “bánh kẹp” ở Nhật Bản ảnh 6

3. Khoang riêng cho phụ nữ và trẻ em

Nhằm ngăn chặn tình trạng sàm sỡ trên những toa tàu chật cứng, người ta bố trí còn những khu vực dành riêng cho phụ nữ. Chúng được đánh dấu bằng những ký hiệu dễ nhận ra. Những toa xe này giúp phụ nữ đi lại an toàn hơn khi sử dụng phương tiện công cộng.

4. Thẻ bằng chứng tàu trễ giờ

Với lượng người đông đảo như vậy, chuyện lỡ chuyến hoặc lên không “vừa” cũng thường xuyên diễn ra. Vì vậy, đợi đến khi tàu đóng chặt cửa, đôi lúc sẽ chậm trễ từ 1-2 phút và đều được thông báo qua hệ thống phát thanh công cộng. Nếu bạn phải chờ hơn 5 phút, nhân viên tàu sẽ phát các thẻ 'bằng chứng tàu trễ giờ' cho hành khách để tránh rắc rối khi tới trường hoặc công sở.

Choáng-muốn-xỉu trước những chuyến tàu “bánh kẹp” ở Nhật Bản ảnh 7

5 nguyên tắc bất biến khi đi tàu điện ở Tokyo!

- Khi đi trong các ga lớn như Tokyo, Shinjuku việc nhìn tuyến, bảng hiệu là điều cần thiết để các bạn không bị lạc. Chỉ cần đi đúng theo mũi tên chỉ hướng trên các bảng hiệu là đảm bảo đến đúng tàu. Ngoài ra, tại các ga lớn việc xuống ở các toa khác nhau sẽ dẫn bạn ra các cửa khác nhau, cho nên để không bị lạc trong ma trận này những người chưa có kinh nghiệm nên để ý toa mình đi, khi đi  thì lên đúng toa đó và khi trở về thì các bạn có thể về theo đường cũ. 

- Việc đi trễ dù là 3 hay 5 phút đối với người nhật cũng là vấn đề. Cho nên, cách giải quyết cho những trường hợp bị trễ tàu là ngay khi xuống tàu, tại cửa soát vé hãy lấy giấy chứng nhận trễ tàu và sau đó đưa nó cho thầy cô giáo hoặc cấp trên.

- Trong trường hợp bạn di nhầm tàu hoặc lỡ đi quá bến, đừng lo lắng! Hãy xuống ngay ga vừa đến và nhìn bảng hiệu hoặc hỏi người khác cách quay lại ga vừa đi. Thông thường đường đi ngược lại là ray phía đối diện. Một số người nói vì tàu chạy vòng tròn nên cứ ngồi trên tàu đến khi nào nó quay lại bến cũ là được nhưng thật ra không phải vậy. Mỗi chuyến tàu đều có bến cuối, khi đến đó tất cả mọi người đều phải xuống và đợi tàu tiếp theo rồi mới đi tiếp. Việc tiếp tục ngồi chờ để về bến cũ trên 1 tàu là không thể và tốn khá nhiều thời gian.

Choáng-muốn-xỉu trước những chuyến tàu “bánh kẹp” ở Nhật Bản ảnh 8

- Khi đợi tàu, mọi người thường xếp theo 2-3 hàng dọc. Trong trường hợp nếu xếp hàng ngang thì sẽ có vạch sơn báo hiệu. Khi tàu dừng chúng ta không lên ngay mà phải dàn sang 2 bên cửa để người ở trong xuống hết rồi bắt đầu lần lượt lên, không chen lấn.

- Khi đi tàu ở Nhật chúng ta hạn chế nói chuyện và mở âm lượng điện thoại, khuyến khích để chế độ rung, mục đích là để không làm phiền người khác. Trên các toa luôn có ghế ưu tiên, bình thường nếu không có các đối tượng này thì chúng ta có thể ngồi nhưng cũng nên hạn chế. Đặc biệt tại một số loại tàu ở khu vực ưu tiên phải tắt điện thoại không được sử dụng vì các ghế đó ưu tiên cho người có bệnh tim, sử dụng điện thoại sẽ gây ảnh hưởng đến thiết bị y tế họ đang sử dụng.

DAODAO

Ảnh: Tổng hợp từ Internet

Theo Tokyo Compression
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Chương trình Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối đến 5 trường đại học tại TP.HCM

Chương trình Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối đến 5 trường đại học tại TP.HCM

Với mục đích nâng cao nhận thức người tiêu dùng trong việc phân loại và tái chế chai và lon đã qua sử dụng, xây dựng thói quen nhỏ góp phần tạo tác động to lớn để hướng tới tầm nhìn “Vì một thế giới không rác thải”, Báo Tiền Phong và Coca-Cola Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình “Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối” tại 5 trường đại học ở TP.HCM.