Có gió Đông Bắc nhưng không đáng kể, Hà Nội mưa ẩm cả hai ngày cuối tuần

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Cuối tuần này, một đợt gió Đông Bắc sẽ về miền Bắc như đã dự báo, nhưng gió rất nhẹ, không tạo ra sự thay đổi đáng kể. Miền Bắc có độ ẩm cao, mưa sẽ diễn ra ở Thủ đô Hà Nội trong cả hai ngày cuối tuần, cũng là hai ngày thi vào 10.

Sáng nay, 7/6, toàn miền Bắc chuyển gió Đông - Đông Nam. Mặc dù nhiệt độ chưa lên cao nhưng độ ẩm cao nên gây cảm giác khá oi bức. Tại Hà Nội, sáng nay nhiệt độ ở mức 30 - 32oC (nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời), có mưa nhỏ rải rác, lượng mưa ít. Hôm nay là ngày mà các bạn thí sinh thi vào 10 đến các địa điểm thi để làm thủ tục, nghe quy chế.

Nhiệt độ ở miền Bắc tăng lên khá nhanh trong ngày. Đến chiều nay, nhiệt độ cao nhất ở Hà Nội lên khoảng 37 - 38oC, các tỉnh thành lân cận chênh lệch ít, chỉ khoảng 1oC. Phía Đông Bắc Bắc Bộ có nhiệt độ thấp hơn, ở mức 30 - 31oC.

Có gió Đông Bắc nhưng không đáng kể, Hà Nội mưa ẩm cả hai ngày cuối tuần ảnh 1

Nhiệt độ cảm nhận ở một số tỉnh thành miền Bắc vào sáng thứ Bảy, 8/6. Ảnh: Zoom Earth, OpenStreetMap.

Kiểu thời tiết này sẽ tiếp diễn ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, bao gồm Thủ đô Hà Nội, trong cả hai ngày cuối tuần, còn các tỉnh thành phía Đông Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng thì nhiệt độ sẽ tăng, lên mức 33 - 34oC.

Mặc dù ngày Chủ Nhật, 9/6, sẽ có gió Đông Bắc về miền Bắc nhưng dự báo hiện tại cho thấy đợt gió này rất nhẹ, gần như không gây sự thay đổi đáng kể nào về thời tiết. Ở Hà Nội, nhiệt độ và độ ẩm vào thứ Bảy và Chủ Nhật vẫn cao không khác gì ngày thứ Sáu, trời vẫn khá nóng và oi bức.

Đáng chú ý là với độ ẩm cao, Hà Nội sẽ có mưa trong cả hai ngày cuối tuần, là hai ngày thi vào 10, chủ yếu là mưa nhỏ đến mưa vừa, rải rác suốt cả ngày dù mưa không liên tục. Mưa vừa đến mưa to tập trung vào sáng sớm, chiều tối và đêm, có khả năng cao nhất là vào sáng sớm và chiều tối thứ Bảy, người dân phải ra ngoài nên mang theo đồ che mưa.

Có gió Đông Bắc nhưng không đáng kể, Hà Nội mưa ẩm cả hai ngày cuối tuần ảnh 2

Dự báo mưa ở nhiều tỉnh thành miền Bắc vào sáng thứ Bảy, 8/6 (những vùng màu xanh da trời là mưa nhỏ đến vừa). Ảnh: Zoom Earth, OpenStreetMap.

Đặc biệt, các bạn thí sinh đi thi vào 10 ở Hà Nội nên có áo khoác chống thấm nước để tránh bị ướt quần áo trên đường đến trường thi.

Có gió Đông Bắc nhưng không đáng kể, Hà Nội mưa ẩm cả hai ngày cuối tuần ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?