Cuộc thi viết Trà sữa cho tâm hồn: Gửi cậu bức tranh hoa dã quỳ tháng Tư

HHT - Đột nhiên một ngày nọ, cậu ấy đòi lên núi Ba Vì ngắm hoa dã quỳ. Tôi định trêu đùa cậu ấy, nhưng nhìn thấy dáng vẻ yếu ớt đang nằm bẹp trên giường để truyền nước, tôi lại thôi. 

17 tuổi, gia đình tôi chuyển nhà. Tình cờ tên hàng xóm lại là bạn cùng bàn của tôi. Thời gian đầu, tôi không ưa cậu ta chút nào. Tính cách của cậu ấy và tôi quá đối lập nhau. Giờ ra chơi nào cậu ấy cũng cắm đầu vào đọc sách, học tốt, hay giúp đỡ người khác, ngoại hình thì khá mảnh dẻ và cái tên không thể nữ tính hơn: Trần Thanh Thương. 

Tôi lại là một đứa khá nghịch ngợm, giỏi thể thao, không thiết tha chuyện học hành cho lắm và ngoại hình có phần “đô” hơn so với các bạn cùng trang lứa. Thế mà nhờ cái tính hay lo chuyện bao đồng của cậu ấy, chúng tôi trở nên thân thiết lúc nào không hay.

- Cậu không ăn sáng à? Ngày xưa tôi cũng bỏ bữa sáng, từ đó bệnh đau dạ dày đã theo tôi đến bây giờ đấy.

- Hôm qua tôi thấy phòng cậu sáng đèn đến quá nửa đêm. Lại cày Liên minh à? Thức khuya không tốt đâu.

- Cậu uống ít cà phê thôi. Lúc trước tôi uống nhiều cà phê nên tôi biết nó rất hại sức khoẻ đấy.

Cuộc thi viết Trà sữa cho tâm hồn: Gửi cậu bức tranh hoa dã quỳ tháng Tư ảnh 1

Cậu ấy hay lo lắng cho sức khỏe của người khác - Phim "Hạ chí chưa tới"

Ngày nào cậu ấy cũng lặp đi lặp lại bài ca nhắc nhở này, cậu ấy nói còn nhiều hơn cả bố mẹ tôi nữa. Biết lo lắng cho sức khỏe của người khác, nhưng cậu ấy rất yếu. Trời trở gió là cậu ấy sẽ ốm liệt giường. Cậu ấy không thể vận động mạnh, không thể đến sân bóng cùng tôi, sáng sớm cũng không thể chạy bộ cùng tôi, không thể ngồi khán đài cổ vũ tôi. Thế nên ngoài những hôm có lịch tập và lịch thi đấu, phần lớn thời gian rảnh chúng tôi đều ngồi trong phòng cậu ấy và làm những việc hết sức nhẹ nhàng. Một người hiếu động như tôi lần đầu tiên trong đời biết ngồi im lặng hàng giờ để đọc hết một quyển sách, xem trọn vẹn một tờ báo. 

Cuộc thi viết Trà sữa cho tâm hồn: Gửi cậu bức tranh hoa dã quỳ tháng Tư ảnh 2

Cậu ấy đòi lên núi Ba Vì ngắm hoa dã quỳ - Ảnh: Vietravel

Đột nhiên một ngày nọ, cậu ấy đòi lên núi Ba Vì ngắm hoa dã quỳ. Tôi định trêu đùa cậu ấy, nhưng nhìn thấy dáng vẻ yếu ớt đang nằm bẹp trên giường để truyền nước, tôi lại thôi. Giữa tháng Ba thế này lấy đâu ra hoa dã quỳ được chứ? Chợt nảy ra ý tưởng, tôi đi mượn bạn bè những lọ sơn xịt tường đủ màu, vẽ lên tường phòng cậu ấy cảnh đồi hoa dã quỳ theo trí nhớ của tôi. Cậu ấy vui lắm. Đôi mắt cứ híp lại cười mãi không thôi…

Nụ cười đó tôi mãi giữ trong tâm tưởng. Tôi sẽ không bao giờ được nhìn thấy nó nữa. Tháng Tư, cậu ấy mãi nằm đó, dưới đám cỏ xanh ướt lạnh.

Đặt bó hoa dã quỳ lên mộ, tôi tự nhủ sẽ sống thật tốt, sống cả cuộc đời của cậu nữa, Thương à!

Bạn có tin nhắn:

Sau khi đăng tải các bài viết dự thi lọt qua vòng sơ khảo trên Hoa Học Trò Online, BTC sẽ tiến hành chấm điểm và thông báo kết quả 10 giải khuyến khích vào đầu tháng 5/2020. Mời bạn đón đọc kết quả sẽ được đăng trên Hoa Học Trò Online và fanpage Trà sữa cho tâm hồn. Riêng 3 bài dự thi xuất sắc nhất sẽ được đăng tải riêng trên ấn phẩm Trà sữa cho tâm hồn phiên bản đặc biệt, phát hành tháng 5/2020. Cảm ơn bạn đã tham gia, hẹn bạn ở những cuộc thi sắp tới nhé!

MỚI - NÓNG
Hình ảnh ngập lụt “trăm năm mới có một lần” ở Trung Quốc do đợt mưa diện rộng
Hình ảnh ngập lụt “trăm năm mới có một lần” ở Trung Quốc do đợt mưa diện rộng
HHT - Có khu vực tại Trung Quốc đã phải chịu “trận ngập lụt của thế kỷ” do đợt mưa lớn diện rộng, mực nước ngập đã vượt qua những lần có lụt lớn trong lịch sử. Đợt mưa dông diện rộng này cũng bắt đầu ảnh hưởng đến miền Bắc nước ta, có thể gây ra những tình huống cực đoan.

Có thể bạn quan tâm

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

HHT - Trong "Kì Công Diệu Nghệ", hai tác giả Đông Nguyễn và hoạ sĩ Kaovjets Ngujens giới thiệu 30 kĩ thuật và công nghệ nổi trội, cả du nhập lẫn tự sáng tạo, được ông cha ta ứng dụng vào đời sống trước thế kỉ XX. Trong đó, nổi bật nhất là các phát kiến quân sự và hàng hải - khiến người đọc tự hào trước những sáng tạo đáng điểm 10 của người Việt xưa.
Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

HHT - Kỳ nghỉ hè ngỡ như buồn tẻ và cô độc của Juan trở nên ngày một ly kỳ, thú vị, lôi cuốn hơn khi cậu bé nhận thấy những cuốn sách ở nhà bác không hề bình thường: Chúng lén lút tự di chuyển khi không ai để ý, chúng thay đổi và ăn trộm nội dung của nhau, chúng chỉ xuất hiện nếu muốn được đọc. Dường như chính những cuốn sách mới là chủ của thư viện.
"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

HHT - Những trang viết của nhà văn Đoàn Giỏi dẫn dắt người đọc vào những cuộc phiêu lưu, đến với những cánh rừng đước, đầm lầy, con nước Cửu Long, lắng nghe tiếng gọi hoang dã của muông thú, và đắm mình vào đời sống của những người dân Nam Bộ - những con người dung dị và đáng mến, nhưng cũng rất anh hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

HHT - Là cây bút quen thuộc với dòng sách kể chuyện về Sài Gòn xưa cũ mà hiện đại, nhà văn - nhà báo Phạm Công Luận trở lại với văn học thiếu nhi bằng hai quyển sách "Xóm thiên đường" và "Trang trại cuối rừng". Đây là hai tập truyện mở ra cánh cửa mời bạn đọc bước vào thế giới tuổi thơ ngộ nghĩnh, sống động và giàu tình yêu thương.
Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

HHT - Hai tập truyện tranh mới ra mắt trong bộ "Kí ức kiều bào" của hoạ sĩ người Pháp Clément Baloup đã hé lộ phần nào về đời sống xa xứ của các lính thợ, các chân đăng trong giai đoạn Thế chiến II. Bộ truyện tranh đã mở ra một phần lịch sử, qua kí ức của chính những người trong cuộc.